2 sai lầm nghiêm trọng bạn phải dừng lại ngay khi ăn cơm
5 loại đồ uống quen thuộc khiến răng xỉn màu, ngả vàng xấu xí / Muốn ăn ngon đủ chất, không bệnh tật, hãy tuân thủ nghiêm túc công thức “4-5-1” mỗi ngày
Ăn quá nhiều cơm trắng
Bạn tuyệt đối không nên ăn quá nhiều cơm trắng. |
Người Việt từ lâu đời đã có thói quen ăn quá nhiều cơm trắng, nhất là với những người thuộc thế hệ trung tuổi trở đi. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, theo nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ). Ăn nhiều cơm gạo trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng đồ uống có gas. Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.
Mặc dù vậy, BS Dzoãn Thị Tường Vy (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cho rằng, gạo trắng không nằm trong nhóm nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường. Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong khẩu phần ăn của người Việt có 70-80% từ tinh bột, bao gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn tùy theo từng vùng miền, lượng đạm và chất béo chiếm rất thấp. Cho đến nay, tỷ lệ này đã thay đổi nhiều và hướng tới chế độ hợp lý hơn, tăng khẩu phần đạm (có trong cá, trứng, thịt, tôm, cua, ốc…) và chất béo (dầu, mỡ, bơ).
BS Tường Vi nhấn mạnh, người Việt bao đời nay đều ăn gạo trắng nhưng hiện nay mức tiêu thụ chất bột giảm đi rất nhiều. Trước có thể ăn 3-4 bát cơm, giờ giảm xuống có khi chỉ còn nửa bát. Do đó, không nhất thiết phải nhịn cơm mà chỉ là ăn ở mức độ hạn chế.
PGS Lê Bạch Mai (Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi quan niệm bữa cơm thành bữa ăn vì thói quen ăn quá nhiều cơm trắng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ, tập thể dục để tiêu hao năng lượng, người khỏe mạnh hơn…
Không ăn cơm chan canh
Các bác sĩ cho rằng trong bữa cơm, bất kể là nước canh hay nước lọc, nước ngọt, đều cần hạn chế. Nguyên nhân là nước sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa.
Về thói quen chan cơm với canh, chuyên gia này khuyến cáo, đây là sai lầm rất nhiều người mắc, đặc biệt khi cho trẻ ăn. Mặc dù nước canh sẽ khiến chúng ta dễ nuốt hơn nhưng cũng gây phản tác dụng khi lượng cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kĩ. Điều đó khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài, bạn sẽ mắc bệnh đau dạ dày.
Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít.
ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng, bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y, cũng chia sẻ chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, trẻ nhỏ, cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ