3 loại gia vị là "thảo dược" kiểm soát bệnh tiểu đường, tăng tiết insulin tự nhiên
1 chiếc bánh trung thu năng lượng gấp 2 lần bát bún: Chuyên gia chỉ mẹo ăn mà không sợ béo / Thức uống trường thọ, ổn định đường huyết mà người Nhật dùng mỗi ngày, ở Việt Nam cũng rất nhiều
Trong vài thập kỷ gần đây, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang ngày một tăng mạnh. Hầu như các lối sống hiện đại như ăn uống tùy tiện, ít vận động, thức khuya nhiều… đều góp phần khiến loại bệnh này trẻ hóa theo thời gian. Hiện nay không chỉ người già mà cả giới trẻ cũng gặp phải chứng tiểu đường.
Nhìn chung, việc cải thiện và thay đổi lối sống chính là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, cũng như phòng ngừa vàđiều trị bệnh tiểu đường. Ngoài việc ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên thêm 3 loại gia vị này khi nấu nướng để điều tiết đường huyết và ngăn ngừa bệnh phát triển thêm.
Ăn gì khi mắc bệnh tiểu đường là vấn đề rất được nhiều người quan tâm.
3 loại gia vị ngăn ngừa tiểu đường, tăng tiết insulin tự nhiên:1. Tỏi
Đây là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong các món ăn, tuy nhỏ nhưng lại sở hữu nhiều lợi ích không tưởng. Theo các chuyên gia, tỏi có khả năng tăng tiết insulin vào máu, tăng chuyển hóa glucose trong gan nên làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng. Điều này giúp điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tỏi còn làm giảm viêm ở những bệnh nhân tiểu đường loại 2, giảm đường huyết và cholesterol xấu LDL. Bạn nên thêm tỏi khi chế biến thực phẩm cho gia đình, vừa tăng cường hương vị vừa giúp ngừa bệnh. Nếu duy trì hàng ngày sẽ thấy hiệu quả không lâu sau đó.
Tỏi thật sự tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không thích vì mùi hăng.
2. Quế
Quế là loại gia vị đa năng, được sử dụng đa dạng trên các món ngọt và món mặn. Lợi ích của quế thì có nhiều, nhưng ấn tượng nhất vẫn là khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể, quế có thể cải thiện và kiềm chế đường huyết không tăng cao bằng cách giảm tình trạngkháng insulin.
Bên cạnh đó, quế còn đóng vai trò điều trị bệnh tiểu đường bằng cách "bắt chước" tác dụng của insulin, khiến lượng đường trong máu luôn ổn định. Quế cũng kiểm soát đường huyết bằng cách tăng độ nhạy insulin trong cơ thể, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn khi vận chuyển glucose vào tế bào.
Quế giúp cải thiện độ nhạy của insulin nên điều trị tiểu đường rất tốt.
3. GừngNhiều người không thích gừng vì nó cay và nóng. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến khích bạn sử dụng nhiều gừng để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là điều trị tiểu đường. Theo đó, gừng có thể làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể bằng cách thúc đẩy tuyến tụy, giúp đường huyết luôn trong trạng thái ổn định.
Bên cạnh đó, gừng còn ngăn chặn hàng loạt biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như ngừa bệnh thận, bệnh võng mạc hay bệnh tim… Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều gừng liên tục, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thuốc điều trị tiểu đường. Mỗi ngày chỉ nên dùng vài lát gừng là an toàn nhất.
Dùng vài lát gừng mỗi ngày có thể kiểm soát đường huyết nhanh chóng.
Những thói quen đơn giản để phòng ngừa và điều trị tiểu đườngPhòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên chúng ta đừng đợi tới lúc mắc bệnh mới cuống cuồng chạy chữa. Thay vào đó, hãy bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn chặn bệnh tiểu đường phát triển, cũng như giữ tinh thần luôn thoải mái và khỏe mạnh. Vậy cần học tập những thói quen nào?
- Tập thể dục mỗi ngày để duy trì lượng đường trong máu luôn ở trạng thái bình thường. Quá trình vận động sẽ chuyển hóa glucose thành năng lượng, cũng như tăng độ nhạy cảm của insulin nên tốt cho bệnh tiểu đường.
- Cố gắng học cách hạn chế căng thẳng, bởi điều này sẽ khiến bạn vô tình ăn nhiều hơn, làm lượng đường trong máu tăng mạnh. Do đó, giữ cho tinh thần luôn thoải mái là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiều bệnh hiệu quả.
Dù bận thế nào cũng nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
- Đừng ngồi quá lâu dù bạn có bận thế nào. Theo các chuyên gia, khi ngồi lâu sẽ khiến lượng đường dư thừa trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng, làm đường huyết tăng mạnh và gây bệnh. Mỗi 1 giờ ngồi bạn nên đứng dậy vận động khoảng 5-10 phút.
- Uống đủ nước hàng ngày, tốt nhất là khoảng 1,5-2 lít nước. Nguyên do là vì khi cơ thể thiếu nước, hormone vasopressin sẽ tăng lên và khiến gan tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn.
- Ngủ đủ giấc hàng ngày, khoảng 7-8 tiếng/đêm để hạn chế tình trạng kháng insulin. Thiếu ngủ còn khiến bạn ăn nhiều hơn để bù đắp lại năng lượng, khiến lượng đường trong máu tăng mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài