3 loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể người Nhật hay thêm vào bữa cơm
4 thực phẩm là “máy lọc thận”, ngừa kết sỏi "tốt hơn nghìn viên thuốc bổ" / 8 loại quả ngon nhưng tránh ăn vào buổi tối nếu không muốn tăng cân, béo phì
Nhiệt độ xuống thấp vào mùa Đông khiến cơ thể dễ bị tê cóng, nhiễm lạnh khi di chuyển ngoài trời. Ở Nhật Bản nhiệt độ vào mùa Đông rất thấp, xuống độ âm là chuyện bình thường. Tuy nhiên, người Nhật hiếm khi bị bệnh mà lại còn khỏe mạnh, sống thọ dù trải qua rất nhiều mùa lạnh. Một phần là bởi họ luôn có những cách phòng chống cái lạnh cực kỳ hiệu quả.
Theo Kirsty Kawano – chuyên gia dinh dưỡng người Úc hiện đang làm việc tại Nhật Bản, khi mùa đông đến thì người Nhật luôn bổ sung thêm 3 món này vào bữa cơm. Những món này có khả năng sinh nhiệt tự nhiên, giúp cơ thể ấm lên và bảo vệ nội tạng lẫn làn da khỏi tác động của cái lạnh.
Gừng
Từ xa xưa, gừng được sử dụng như một phương thuốc để điều trị bệnh như chữa cảm lạnh nhẹ hoặc co thắt dạ dày, đau họng,… Theo Katherine Marengo – chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Louisiana (Mỹ), gừng có tính ấm nóng nên giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hô hấp gây bệnh trong mùa đông.
Gừng có tính cay nóng giúp điều trị các chứng bệnh tiêu hóa, người bệnh nếu dùng gừng đúng cách sẽ kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, phụ nữ Nhật còn dùng gừng để giảm cân vì chúng có đặc tính nóng, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất nên đốt mỡ hiệu quả hơn.
Người Nhật thường thêm vài lát gừng vào món ăn hoặc đồ uống để giữ ấm cơ thể. Họ hay thêm gừng vào canh, súp hoặc các món hầm để tăng cường hương vị và bảo vệ sức khỏe. Các hàng quán bên ngoài cũng thêm gừng vào nước uống để phục vụ khách hàng.
Quế
Quế là gia vị quen thuộc được sử dụng khi nấu ăn. Nhưng ít ai biết rằng, những dưỡng chất trong quế còn giúp giữ ấm và tăng sức đề kháng trong mùa lạnh. Theo Amy Richter – cử nhân Đại học bang Missouri (Mỹ), quế có tính ấm và chứa nhiều dinh dưỡng nên mang đến cảm giác dễ chịu, ấm cơ thể vào mùa đông.
Trong y học hiện đại, quế thường được dùng trong điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, cải thiện lưu thông máu và chữa chứng lạnh chân tay. Mới đây, quế còn được chứng minh là có tác dụng giống insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất trong quế cũng giúp ngăn ngừa độc tố, cải thiện tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng.
Người Nhật xem quế như “kháng sinh tự nhiên” rất an toàn cho sức khỏe. Sau khi chế biến xong, họ sẽ rắc một ít bột quế lên thực phẩm và ăn như bình thường.
Các loại rau củ
Rau củ luôn là thực phẩm không bao giờ thiếu trên mâm cơm của người Nhật dù mùa hè hay đông. Mùa đông là thời điểm mà một số loại rau phát triển mạnh, giàu dinh dưỡng bậc nhất nên người Nhật luôn tận dụng để nạp thêm dinh dưỡng. Đây cũng là bí quyết giúp họ nâng cao sức khỏe dù ít tập thể dục.
Có một vài loại rau củ như cải xoăn, cà rốt, cải bắp, củ cải, súp lơ… đều đúng vụ vào mùa đông nên chúng cực giàu dưỡng chất. Chúng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cũng như khoáng chất giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, chống viêm và nâng cao sức đề kháng để chống lại các bệnh cảm lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuần mới: 3 con giáp đón tin vui bất ngờ, tài lộc dồi dào từ mọi hướng
Tử vi ngày 20/1/2025 của 12 con giáp: Tý vận may ngập tràn, Ngọ an nhàn hưởng lộc
Đau lòng cảnh mẹ chồng cũ đơn độc, bữa ăn lạnh lẽo dọn cho ba người: Tôi không kìm được nước mắt
Về quê thăm mẹ chồng, tôi không ngờ mình lại rơi vào cảnh ê chề như vậy, câu nói cay nghiệt của bà khiến tôi chết lặng
Người xưa truyền dạy: 'Nam nhân không mao quý như vàng, nữ nhân nhiều phúc ít mao', nhìn người rất chuẩn
Mang tài liệu tới công ty, gặp chồng cũ - cú sốc từ quá khứ và màn xoay chuyển bất ngờ của số phận