3 món ăn đặc sản từ măng của vùng núi Tây Bắc
6 món ăn sáng dễ làm "toang" giấc mơ giảm cân của bạn / Cách làm món tôm xào măng tây giòn ngọt ai ăn cũng mê
Măng ngâm ớt chua cay
Không biết tự bao giờ mà măng ngâm ớt đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam mà nổi tiếng ở Lạng Sơn và Bắc Kạn. Măng ớt không chỉ là món ăn địa phương, mà trở thành biểu trưng cho nét văn hóa ẩm thực dân tộc độc đáo.
Măng chua ngâm ớt thường được cho vào nước chấm hay ăn kèm với những món ăn như vịt quay, thịt nướng...
Măng ngâm ớt ở vùng này ngon đặc biệt bởi ngoài măng và các gia vị phổ biến thì người dân còn sử dụng quả mắc mật – loại quả chỉ mọc trên vùng núi đá phía Bắc, gia giảm cho thêm nồng nàn. Màu trắng nõn của măng xen lẫn màu đỏ tươi của ớt và màu xanh nâu của mắc mật rất bắt mắt, miếng măng có vị chua chua, cay cay, mùi thơm đặc trưng là món quà thắm đượm hương vị quê hương.
Măng chua ngâm ớt thường được cho vào nước chấm hay ăn kèm với những món ăn như vịt quay, thịt nướng, chân giò hầm, khâu nhục và làm nguyên liệu chính để chế biến các món ăn ngon như lẩu măng cay, ếch xào măng, bún măng thịt, canh cá nấu măng chua…
Măng nướng
Măng nướng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Tây Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường… ở Mường Lò, Mù Cang Chải, Yên Bái. Măng nướng cũng là đặc sản đãi khách phương xa của người dân nơi này.
Muốn có món măng nướng ngon, phải chọn được những mầm măng mới nhú (trắng nõn, mềm và ngọt) để làm nguyên liệu chính. Sau đó dùng củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại. Bóc dần từng bẹ măng, chấm vào hỗn hợp gia vị gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ để thưởng thức trọn vẹn hương vị của núi rừng với đủ vị đắng ngọt của măng, mặn của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của gừng, tê tê của mắc khén, hăng hăng của tỏi.
Muốn có món măng nướng ngon, phải chọn được những mầm măng mới nhú.
Măng luộc, măng xào, măng nấu canh
Có vô số loại măng có thể dùng để chế biến thực phẩm như măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng lý, măng trúc, măng giang, măng mai, măng tre… mỗi loại đều có hương vị riêng độc đáo mà thực khách dù thưởng thức một lần cũng không thể nào quên.
Nếu như măng nứa mỏng, trắng ngần, thích hợp để xào tỏi hoặc hầm với xương thì với đặc tính ngọt sắc như mỳ chính của măng vầu thì luộc hay xào đều rất thú vị. Măng sau khi sơ chế hết lớp vỏ bọc đầy lông ngứa bên ngoài, được thả vào nước, đun sôi cùng chút muối để giảm vị chát đắng cố hữu và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Món măng được chấm cùng với muối vừng, xì dầu cay, muối ớt hay gia vị đặc biệt chế từ lá cây đều rất ngon. Đây cũng là món ăn đặc sản của các dân tộc đang sinh sống ở mảnh đất cao nguyên Mộc Châu – Sơn La.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngày 19/11: Vận quý nhân phù trợ, ba con giáp đón lộc đầy tay, tiền bạc rủng rỉnh
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
Người xưa có câu: 'Đàn bà buồn mùa xuân, đàn ông buồn mùa thu' nghĩa là gì? Lý do tại sao điều này xảy ra?
Loại cây dại được coi là 'báu vật', dùng nó để đun nước uống có thể giải quyết được 4 vấn đề thường gặp
Tại sao dấu kiểm định trên thịt lợn không thể rửa sạch? Có thể ăn dấu mực đó được không? Hóa ra đây là lời giải đáp
IHG ưu đãi kích cầu dịp cuối năm