Nói một cách đơn giản, viêm dạ dày là tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong dạ dày, Reader’s Digest dẫn lời chuyên gia dạ dày Taruna Bhatia làm việc tại Bệnh viện CarePoint Health System (Mỹ).
Cách duy nhất để chẩn đoán chính xác viêm dạ dày là nội soi, sau đó tiến hành sinh thiết lớp niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu dạ dày xuất hiện tình trạng đầy hơi, khó chịu kéo dài thì hãy đi kiểm tra viêm dạ dày, bác sĩ Bhatia nói.
Viêm dạ dày sẽ gây đau ở phần bụng bên trái và kèm theo một số triệu chứng sau:
Cẩm thấy đầy hơi
Đầy hơi là hiện tượng rất bình thương. Tuy nhiên, nếu đầy hơi xảy ra liên tục, kéo dài và đặc biệt là sau mỗi bữa ăn thì cần phải đi đến bệnh viện để kiểm tra.
Ợ nhiều lần
Người bị viêm dạ dày thường được phát hiện là có lượng vi khuẩn H.pylori phát triển quá mức trong ruột. H.pylori là một trong những nguyên nhân hàn đầu gây viêm dạ dày, theo Mayo Clinic.
Khi dạ dày tiết ra a xít để tiêu hóa thức ăn thì nó cũng tiết ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, vi khuẩn H.pylori lại cản trở sự hình thành lớp màn nhầy trên niêm mạc, từ đó gây viêm dạ dày. Dấu hiệu của hiện tượng này là ợ rất nhiều, bác sĩ Bhatia giải thích.
Cảm thấy no ngay cả khi ăn rất ít
Một trong những hiệu ứng mà vi khuẩn H.pylori gây ra là chúng khiến người bệnh cảm thấy no ngay cả khi chỉ ăn một lượng nhỏ thực phẩm.
Nguyên nhân là vì H.pylori có thể gây ra sự tích tụ khí, làm căng dạ dày và dẫn đến cảm giác no, theo Reader’s Digest.
Sụt cân
Khi cảm thấy no và khó chịu dù chỉ ăn một ít, người bị viêm dạ dày sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị mất cảm giác thèm ăn, ăn ít đi và bị sụt cân. “Một số bệnh nhân không thể ăn như bình thường vì khó chịu, do đó họ giảm cân”, bác sĩ Bhatia nói.
Cơ thể có thể bị nhiễm vi khuẩn H.pylori và gây viêm dạ dày khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Bà Bhatia khuyến cáo mọi người phải điều trị viêm dạ dày ngay và điều quan trọng hơn là nó giúp loại bỏ nguy cơ ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày, bà nói thêm.