4 loại cây mà nhà nào có con nhỏ cũng cần trồng
Bỏ 2 tỷ ra xây nhà mới, chưa ở được bao lâu thì mẹ chồng thủ thỉ cầu xin tôi một việc "sốc óc" / Ngày ly hôn, vợ dúi vào tay chồng một mẩu giấy, vừa đọc xong anh vội vàng đuổi theo tha thiết muốn nối lại tình xưa
Những loại cây có tên dưới đây là một trong những dược liệu hữu ích và an toàn cho bé nhà bạn, vì thế hãy tận dụng để dùng tắm cho trẻ!
Cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. |
Mẹ hãy tìm hiểu các "bài thuốc" an toàn và đơn giản giúp đánh bay rôm sảy đáng ghét cũng như giúp da bé yêu luôn mịn màng trở lại nhé! Mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá, quả có thể tìm thấy ngay trong bếp hay ngoài vườn.
Cây ngải cứu
Vào mùa đông tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, làm dịu các vết thương và viêm hiệu quả.Tắm lá ngải cứu còn giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm trong mùa lạnh hiệu quả và có cảm giác ấm áp hơn khi tắm.
Cách tắm: Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước nấu sôi lên một lúc cho lá ngải tiết ra nước, sau đó pha với nước tắm cho bé, có thể thêm vài hạt muối hột trong chậu tắm.
Lá kinh giới
Trong Đông y, kinh giới là vị thuốc chữa phong, dị ứng, đặc biệt những trường hợp ngứa, lở, mề đay phát ban, zona thì nó là vị thuốc quan trọng.
Nếu có sẵn lá tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và dùng dần.
Cây chanh
Bạn hãy trồng một cây canh, dù lớn bé đều được, bởi nó sẽ mang lại cho bạn vô cùng nhiều lợi ích, không chỉ dùng làm gia vị mà còn mang tới những tác dụng vàng cho sức khỏe, trong đó sẽ hữu ích vô cùng khi nhà có trẻ nhỏ.
Khi da con không bị trầy xước, mẹ có thể vắt chừng nửa quả chanh vào nước ấm để tắm cho bé. Tình hình rôm sảy sẽ cải thiện đáng kể. Tuyệt đối không chà xát chanh trực tiếp lên da bé.
Lưu ý khi tắm lá cho trẻ
Ngoài ra, trong dân gian cũng sử dụng khá nhiều loại lá tắm khác chẳng hạn như lá ba gạc, lá mảnh bát, hạt thì là, lá đậu ván,... Cách làm khá đơn giản và tương tự với các loại lá tắm giới thiệu ở trên, tuy nhiên, dù dùng loại lá nào đi chăng nữa, mẹ cũng cần lưu ý khi tắm cho bé:
Luôn luôn đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con để loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.
Tuyệt đối không tắm lá cho con khi da bé bị tổn thương như trầy xước, mưng mủ, sưng tấy... vì da bé lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn