4 loại thực phẩm "dễ làm tổn thương thận" nếu ăn nhiều
Nỗi ám ảnh rụng tóc và 5 thói quen cần từ bỏ / Chế độ ăn giúp bạn giảm cân, giảm mỡ bụng và bảo vệ tim mạch
1. Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn là những món ăn phổ biến hiện nay, bao gồm thịt xông khói, giăm bông, xúc xích… Tuy nhiên, để kéo dài thời hạn sử dụng và làm tăng hương vị của các loại thịt này, các nhà sản xuất sẽ thêm một lượng lớn muối và chất phụ gia vào thịt trong quá trình chế biến.
Muối sau khi vào cơ thể con người sẽ được chuyển đổi thành các ion natri. Bản thân natri là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở thận, việc sử dụng quá nhiều các ion natri chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận.
Hơn nữa, sự tích tụ các ion natri trong máu cũng sẽ khóa thành phần nước trong máu, dẫn đến tăng thể tích máu, giữ nước và natri, từ đó gây ra tình trạng huyết áp cao. Có một vòng luẩn quẩn giữa tăng huyết áp và bệnh thận mãn tính, chức năng thận giảm sẽ làm nặng thêm triệu chứng tăng huyết áp, và tăng huyết áp sẽ khiến thận ở trạng thái tưới máu và lọc máu rất cao, gia tăng tổn thương thận.
Do đó, những loại thịt chế biến sẵn càng ăn ít càng tốt. Hãy ăn thực phẩm tươi càng nhiều càng tốt để kiểm soát lượng muối.
2. Thực phẩm có hàm lượng purin cao
Ăn quá nhiều các loại hải sản cũng gây gánh nặng cho thận
Bia và tôm càng đều là đại diện của thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng cũng là sở thích của nhiều người vào mùa hè. Bia có tác dụng lợi tiểu nhất định, dường như giúp thận bài tiết chất thải, nhưng bia là thực phẩm chứa nhiều calo, hơn nữa bia cũng chứa một lượng lớn hàm lượng purine, đồng thời các loại thực phẩm như tôm càng, ngao sò cũng chứa nhiều purine.
Ăn và uống quá nhiều những thực phẩm trên sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn và làm tăng gánh nặng trao đổi chất của thận, hơn nữa, tác hại của purin không chỉ như vậy, một lượng lớn purine tích lũy còn kết tủa các tinh thể urate trong cơ thể, và các tinh thể này tiếp tục tích lũy trong thận, không chỉ làm tăng nguy cơ sỏi thận, mà còn gây tổn thương nhu mô thận và làm nặng thêm sự phát triển của bệnh thận.
3. Thực phẩm giàu protein
Protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu, nhưng cần phải ăn hạn chế để giữ sức khỏe của thận
Có nhiều thực phẩm chứa protein cao, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng và sữa… Trong trường hợp bình thường, protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Nhưng nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm.
Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu protein trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá nhiều chất thải chuyển hóa có chứa axit uric và nitơ trong cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận và thúc đẩy sự phát triển của bệnh thận. Vì những lý do đó, chế độ ăn giàu protein không được khuyến nghị cho những người mắc bệnh thận.
4. Quả khế
Lý do tại sao quả khế được chọn ra trong số nhiều loại trái cây không tốt cho thận, là vì quả khế có độc tính rõ ràng, ngay cả những người có chức năng thận bình thường, nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước và đói, ăn nhiều khế sẽ làm gia tăng đột ngột của creatinine máu, trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra suy thận cấp. Điều này chủ yếu là do sự hiện diện của các chất độc thần kinh và axit oxalic trong quả khế.
Những người bị bệnh thận đặc biệt không nên ăn khế
Đối với những bệnh nhân đã bị bệnh thận, nếu họ tiêu thụ quá nhiều khế cùng một lúc, các chất độc thần kinh sẽ gây mất tỉnh táo, yếu chân tay, tê,… đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh thận.
Nếu bạn không muốn bệnh thận tìm đến mình, 4 điều sau đây cũng cần phải được thực hiện:
1. Uống đủ nước: Lý do tại sao thận có chức năng giải độc liên quan trực tiếp đến nước, nước là thành phần chính của nước tiểu. Chỉ trong điều kiện cơ thể uống đủ nước, thận mới có thể sản xuất nước tiểu và thải các chất độc có trong cơ thể. Theo khoa học, lượng nước uống hàng ngày của người lớn nên được duy trì ở mức khoảng 2000ml.
2. Tránh nhịn tiểu: Khi uống nước, bạn phải đi tiểu. Nhiều người phát triển thói quen xấu là nhịn tiểu. Như mọi người đều biết, giữ nước tiểu không chỉ thủ phạm gây ra các bệnh về hệ tiết niệu, mà còn là một trong những yếu tố gây ra bệnh thận mãn tính. Bởi vì nước tiểu không chỉ chứa nước, mà còn chứa các chất thải chuyển hóa khác nhau, nếu chúng được lưu trữ trong bàng quang quá lâu, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển và chúng có thể chảy ngược vào thận, do đó gây tổn thương thận.
3. Không lạm dụng thuốc: Nhiều người khi mắc bệnh, thường tự mua thuốc uống mà không đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu lâm sàng, người ta đã phát hiện ra rằng dù là thuốc thảo dược hay thuốc Tây, cũng có thể gây độc hại cho thận. Nếu uống thuốc một cách mù quáng với số lượng lớn, không những không hiệu quả trong điều trị bệnh, mà còn có thể gây tổn thương thận;
4. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống và sức khỏe thận có liên quan mật thiết với nhau Một chế độ ăn uống lành mạnh không yêu cầu mọi người phải nói lời tạm biệt với một loại thực phẩm nhất định, nhưng ăn uống đủ 3 bữa mỗi ngày, giảm lượng thức ăn ảnh hưởng đến thận, chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều calo và purine cao. Đối với rau và trái cây tươi, trứng, sữa, ngũ cốc,… nên được kết hợp trong ba bữa ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày