Đời sống

4 nấc thang cuộc đời, kiểm soát được điều này ắt sẽ có hạnh phúc

Trải qua từng nấc thang, hạnh phúc ngày càng phụ thuộc vào nội tâm, càng ít bị tác động bởi các yếu tố luôn biến động ở thế giới bên ngoài.

Những thói quen tưởng vô hại lại nguy hiểm không ngờ / Top 10 đặc điểm của phụ nữ khiến cánh đàn ông 'mê mệt'

Mark Manson – tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” đã chỉ ra 4 nấc thang của cuộc đời và những điều đáng ngẫm.

Nấc thang thứ nhất: Sự bắt chước

Chúng ta sinh ra trong tình trạng “vô dụng”: không thể đi, không thể nói, không tự ăn...

Khi còn nhỏ, cách chúng ta học hỏi là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học là các kỹ năng thể chất như đi bộ và nói chuyện. Sau đó, chúng ta phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách xem và bắt chước mọi người xung quanh, chúng ta học cách thích nghi với văn hoá chung bằng cách quan sát những luật lệ và quy tắc xung quanh rồi cố gắng hành xử theo cách được chấp nhận bởi cộng đồng.

Mục tiêu của giai đoạn này là dạy chúng ta cách hoạt động trong xã hội để chúng ta có thể tự chủ, tự lập.

Nấc thang đầu này sẽ kéo dài đến giai đoạn thành niên và những năm tháng đầu của tuổi trưởng thành. Với một vài người, nó sẽ kéo dài đến suốt những năm tháng trưởng thành. Có những người thức dậy vào một sáng ở tuổi 45 bỗng nhận ra họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự hỏi những năm tháng qua mình đã làm gì.

Chúng ta phải nhận thức được các tiêu chuẩn và kỳ vọng của những người xung quanh. Nhưng chúng ta cũng phải trở nên đủ mạnh để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và kỳ vọng đó khi chúng ta cảm thấy cần thiết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nấc thang thứ hai: Tự khám phá bản thân

Nấc thang này là lúc tìm hiểu những gì làm cho chúng ta khác biệt với mọi người. Giai đoạn này đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu đưa ra quyết định cho bản thân, tự thử thách và hiểu chính mình, xem điều gì khiến chúng ta trở nên độc đáo.

Giai đoạn này sẽ xuất hiện những trải nghiệm sai và đúng. Chúng ta trải nghiệm sống ở những nơi mới , chơi với những người mới, tiếp nhận những điều mới mẻ.

Nấc thang này kéo dài cho đến khi chúng ta bắt đầu đối mặt với những giới hạn của bản thân.

 

Những giới hạn của bản thân rất quan trọng vì cuối cùng bạn phải nhận ra rằng thời gian của bạn trên đời là hữu hạn, bạn nên dành nó cho những thứ quan trọng nhất .

Có một số người không bao giờ cho phép bản thân cảm thấy bị giới hạn vì họ từ chối thừa nhận những thất bại của họ, hoặc vì họ ảo tưởng rằng những hạn chế của họ không tồn tại.

Đến một lúc nào đó tất cả chúng ta phải thừa nhận điều không thể tránh khỏi: cuộc sống rất ngắn ngủi, không phải tất cả những giấc mơ của chúng ta đều có thể trở thành hiện thực.

Nấc thang thứ hai bắt đầu ở giai đoạn giữa – cuối tuổi thiếu niên và kéo dài đến những năm 20, 30 tuổi. Những người mắc kẹt ở nấc thang này thường được ví như “Hội chứng Peter Pan” – một tư duy “tuổi trẻ” luôn cố gắng khám phá mọi thứ nhưng không tìm ra thứ gì.

Nấc thang thứ ba: Cống hiến

 

Đây là giai đoạn bạn để lại dấu ấn trên thế giới này, là sự thống nhất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Bạn bỏ qua những thứ kìm hãm bạn, bỏ qua những thứ làm cho thời gian trôi qua lãng phí, bỏ qua những giấc mơ viển vông không thể thành hiện thực.

Sau đó, bạn tập trung vào những gì bạn giỏi nhất và những gì tốt nhất cho bạn. Bạn tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn…

nac thang cua cuoc doi Giadinhvietnam (2)

Nấc thang này là lúc tối đa hóa tiềm năng của chính bạn, đó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại điều gì cho cuộc đời này? Mọi người sẽ nhớ đến bạn như thế nào? Cho dù đó là một nghiên cứu đột phá hay một sản phẩm mới tuyệt vời, một gia đình đáng ngưỡng mộ, đây là lúc để thế giới khác biệt so với lúc bạn mới phát hiện ra nó.

Giai đoạn thứ ba kết thúc khi sự kết hợp của hai điều xảy ra: 1: bạn cảm thấy như thể bạn không thể hoàn thành được nhiều thứ khác, và 2: bạn trở nên già nua và mệt mỏi.

Những người bị mắc kẹt trong giai đoạn này thường không biết cách từ bỏ tham vọng và mong muốn liên tục của bản thân.

 

Nấc thang thứ tư: Di sản

Mọi người đến nấc thang thứ tư đã dành khoảng nửa thế kỷ đầu tư vào những gì họ tin là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, kiếm được mọi thứ họ có. Họ đã đến tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không còn cho phép họ theo đuổi mục đích của mình nữa.

Mục tiêu của nấc thang này không phải là tạo dựng thêm một di sản nào mà chỉ đơn giản là chắc chắn những di sản sẵn có sẽ vững bền sau khi ra đi.

Vấn đề ở đây là gì?

Phát triển qua từng nấc thang cuộc đời cho phép chúng ta kiểm soát hạnh phúc của mình.

 

Ở nấc thang đầu, một người hoàn toàn phụ thuộc vào hành động và sự chấp thuận của người khác để được hạnh phúc.

Ở nấc thang thứ hai, người ta dựa nhiều hơn chính mình, nhưng họ vẫn bị ảnh hưởng bởi thành công bên ngoài để hạnh phúc - kiếm tiền, tán thưởng, chiến thắng, chinh phục…

Ở nấc thang thứ ba, hạnh phúc dựa vào một số ít các mối quan hệ và nỗ lực chứng tỏ bản thân kiên cường và đáng giá thông qua giai đoạn trước đó.

Nấc thang cuối cùng yêu cầu chúng ta chỉ trông cậy vào những thứ chúng ta đã hoàn thành càng lâu càng tốt.

Trải qua từng nấc thang, hạnh phúc ngày càng phụ thuộc vào nội tâm, càng ít bị tác động bởi các yếu tố luôn biến động ở thế giới bên ngoài.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm