4 nhóm người chống chỉ định với dưa hành ngày Tết
Sắn luộc là món ngon nhưng "cực độc" nếu chế biến sai cách và 2 nhóm người tuyệt đối không được ăn / 5 nhóm người chớ dại ăn thịt lợn, bổ đâu không thấy lại rước đầy bệnh vào thân
Khẩu vị của người Việt thường thích thú với những món ăn mặn mà, thanh mát, do đó dưa hành vẫn thường là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hơn nữa, dưa hành còn làm cân bằng hương vị bên cạnh các món béo ngậy, đậm đà.
Theolương y đa khoa Bùi Đắc Sáng(Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), hành là một loại rau gia vị quen thuộc của người Việt nhưng trong Đông y, nó là 1 nguyên liệu làm thuốc. Trị những bệnh như cảm, nghẹt mũi, trúng gió… vẫn thường gặp khi thời tiết chuyển mùa se lạnh.
Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng…
Tuy nhiên, theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, hành muối là một thực phẩm lên men, có rất nhiều muối nên có một số đối tượng cần tránh ăn nhiều.
Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng…
Thuộc 4 nhóm người này, bạn tốt nhất không nên ăn dưa hành ngày Tết1. Phụ nữ mang bầu
Thời kỳ mang thai phụ nữ nên chú ý đến chế độ ăn của mình để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi hành muối chứa ít dinh dưỡng, lại chứa nhiều muối nên bà bầu chỉ nên ăn ở mức vừa phải, đồng thời nên chọn loại hành muối không chứa chất bảo quản. Tốt nhất nên ăn loại hành do chính gia đình mình tự làm.
Các món đồ ăn chín, sạch sẽ mới là lựa chọn an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Chỉ nên ăn hành với lượng vừa phải, chủ yếu để xen kẽ với các món khác cho chống ngán và cân bằng vị giác.
2. Người có bụng dạ yếu
Những người có bụng dạ yếu, dễ ngộ độc nên hạn chế ăn hành muối, nguyên nhân chủ yếu do hành là món lên men. Hơn nữa, trong quá trình muối hành có thể bị khú, vàng hoặc muối xổi chưa chín kỹ... điều này có thể gây tiêu chảy, đau bụng khi ăn. Để tránh bị ngộ độc, bạn nên chọn loại hành sạch, muối chín.
3. Người bị đau dạ dày
Quá trình muối làm cho hành có vị chua, rất kích thích vị giác. Tuy nhiên, axit có trong hành muối chua sẽ làm cho vết viêm, loét của người bị đau dạ dày thêm nghiêm trọng, gây đau bụng dữ dội trong những ngày đầu năm. Chính vì vậy, người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày nên ăn rất ít hoặc tránh ăn.
4. Người mắc bệnh thận
Lương y Sáng cho rằng, quá trình muối hành, chúng ta thường phải nêm vào rất nhiều gia vị, muối, điều này sẽ gây hại cho thận. Những người bệnh thận nên tránh ăn nhiều hành muối kẻo bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Những người có bụng dạ yếu, dễ ngộ độc nên hạn chế ăn hành muối, nguyên nhân chủ yếu do hành là món lên men.
Lưu ý khi ăn hành muối- Chỉ nên ăn hành với lượng vừa phải, chủ yếu để xen kẽ với các món khác cho chống ngán và cân bằng vị giác.
- Hành có tính phát tán, không nên dùng nhiều hại mắt.
- Không ăn hành với đường, mật, thịt chó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước