Đời sống

4 sai lầm khi rửa rau các mẹ thường mắc phải, đừng cắt, vò rau trước khi rửa

Rửa rau trước khi nấu ăn hoặc ăn sống là việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có rất nhiều người mắc phải sai lầm khiến rau không sạch mà còn bị mất hết dinh dưỡng.

Loại rau nấu canh rất ngon và mát nhưng chế biến thế này cực hại cho tim mạch, cao huyết áp / Lợi ích kì diệu của măng tây - “Hoàng đế” dinh dưỡng của các loại rau

  Mục đích của việc rửa rau là để loại bỏ đất, cát, rác, ký sinh trùng và một phần nhỏ thuốc bảo vệ thực vật

Mục đích của việc rửa rau là để loại bỏ đất, cát, rác, ký sinh trùng và một phần nhỏ thuốc bảo vệ thực vật

Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, mục đích của việc là để loại bỏ đất, cát, rác, ký sinh trùng và một phần nhỏ thuốc bảo vệ thực vật.

Công việc nhặt rau, rửa rau nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết làm. Rất nhiều người đang mắc những sai lầm dưới đây khi rửa rau khiến cho rau không sạch và làm mất hết chất dinh dưỡng trong rau.

1. Ngâm rau trong nước quá lâu

Nhiều người nghĩ rằng ngâm rau trong chậu nước thật lâu sẽ giúp đất, cát, chất bẩn bám trên về mặt rau bở ra, bong ra và khi rửa sẽ giúp loại bỏ đất, cát dễ dàng.

Thậm chí, có người còn cho rằng việc ngâm rau trong nước sẽ làm mất đi các hóa chất độc hại có trên rau.

 

Nhưng thực tế, rửa rau theo kiểu ngâm thật lâu trong nước lại làm cho rau mất hết dinh dưỡng, các vitamin có trong rau sẽ bị hòa tan trong nước. Như vậy khi ăn rau chỉ là ăn chất xơ chứ không còn dinh dưỡng.

Hơn nữa, việc ngâm rau lâu trong nước có thể khiến các loại chất bảo quản thực vật ở bề mặt ngoài thẩm thấu ngược lại vào rau ngây ra nguy hiểm.

Thay vì ngâm rau trong nước thật lâu thì các bà nội trợ nên rửa rau dưới vòi nước chảy, cọ nhẹ phần thân, lá có bám bùn đất cho đến khi sau sạch hẳn, làm như vậy vừa giúp loại bỏ chất bẩn, giun sán, một phần dư lượng thuốc trừ sâu, vừa hạn chế khiến rau bị mất chất.

2. Cắt, vò rau trước khi rửa

Không ít người có thói quen cắt rau thật nhỏ rồi mới mang đi rửa hoặc vò mềm rau bí, rau ngót trước khi rửa với suy nghĩ làm như vậy rửa rau mới sạch, rau bí, rau ngót mới mềm, loại bỏ bớt đất bẩn bám trên rau.

 

Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Từ Ngữ khuyến cáo, nên rửa rau xong rồi mới được cắt thành khúc nhỏ. Bởi nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng lớn vitamin.

Tương tự việc vò nát rau rồi ngâm vào nước và rửa cũng làm rau mất chất dinh dưỡng. Với các loại rau củ bị dập nát, lượng vitamin, nhất là vitamin C gần như vị mất hết và ăn rau chỉ còn là bã chất xơ mà không có dinh dưỡng.

  Ngâm rau trong nước quá lâu, ngâm rau vào nước muối là sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải

Ngâm rau trong nước quá lâu, ngâm rau vào nước muối là sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải

3. Ngâm rau vào nước muối

Thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ các chất bẩn, chất độc, diệt khuẩn là cách mà nhiều người đang áp dụng.

Nhưng thực tế việc ngâm rau trong nước muối lại không có tác dụng trong việc loại bỏ các hóa chất độc hại có trong rau. Ngâm rau trong nước muối cũng không giúp diệt giun, sán hiệu quả bằng rửa rau dưới vòi nước chảy.

 

Hơn nữa, việc ngâm rau trong nước muối vừa làm mất chất dinh dưỡng của rau, vừa làm rau bị nhiễm mặn. Và ăn rau ngâm muối như vậy vô tình nạp thêm muối vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, gây hại cho gan, thận…

4. Rửa rau trong chậu nước 2 – 3 lần là sạch

Các bà nội trợ thường quan niệm rau mua về rửa trong chậu nước 2 – 3 lần là sạch. Cách rửa rau như vậy chỉ loại bỏ được một phần đất, cát, chất bẩn và ký sinh trùng bám trên rau.

Còn các hóa chất độc hại, các loại trứng giun, sán bám chặt trên rau, đất bám chặt trên cuống, lá rau cũng sẽ không được loại bỏ hết.

Cách tốt nhất vẫn là tìm nguồn rau đảm bảo an toàn và khi rửa nên rửa dưới vòi nước chảy để cuốn trôi hết các chất bẩn, dùng tay cọ nhẹ cuống rau, mặt lá để đảm bảo mắt nhìn thấy sạch. Không nên chỉ giới hạn ở 2 – 3 lần nước rửa rau.

 

  Rửa dưới vòi nước chảy để cuốn trôi hết các chất bẩn, dùng tay cọ nhẹ cuống rau, mặt lá để đảm bảo sạch, không giới hạn ở số lần nước rửa rau

Rửa dưới vòi nước chảy để cuốn trôi hết các chất bẩn, dùng tay cọ nhẹ cuống rau, mặt lá để đảm bảo sạch, không giới hạn ở số lần nước rửa rau

Rửa rau thế nào cho sạch và an toàn?

TS Từ Ngữ cũng khuyến cáo, việc ngâm rau bằng thuốc tím, bằng muối chỉ làm cho rau thêm mặn, thêm độc, không diệt được giun, sán.

Cách tốt nhất để loại bỏ trứng giun, sán có trong rau là rửa rau dưới vòi nước chảy. Lời khuyên rửa rau này xuất phát từ việc trước đây người Việt có tập quán dùng phần bắc bón và tưới cho rau.

Nhưng hiện nay tập quán dùng phân bắc bón rau đã không còn, thay vào đó là người ta dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học…

Trong tình huống trên, theo chuyên gia dinh dưỡng Từ Ngữ thì cách thức rửa rau dưới vòi nước lại không còn hiệu quả bằng cách rửa rau trong chậu. Rau rửa trong chậu nước lớn, khoắng rửa nhiều lần sẽ giúp làm giảm nồng độ các chất hóa học có trong rau. Nước lã sẽ hòa tan các hóa chất có trong rau.

 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vị chuyên gia này khuyến cáo người dân nên chọn mua rau có nguồn gốc an toàn, bởi việc rửa rau chỉ giúp rửa trôi một phần nhỏ chất độc hại có trên rau.

Và trước khi rửa rau cần nhặt bỏ lá vàng, gốc. Khi rửa rau không nên vò nát sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng bị mất. Đối với các loại rau cải nhặt gốc rửa sạch mới cắt khúc sẽ giữ được chất dinh dưỡng trong rau.

Khi rau được rửa sạch nên luộc ngay, thả rau vào nồi khi nước sôi già, làm như vậy sẽ không làm rau mất đi các vitamin và khoáng chất.

Để không bị nhiễm ký sinh trùng thì nên thực hiện ăn chín uống sôi, không nên ăn rau sống. Nếu có ăn rau sống thì phải chọn rau có nguồn gốc, khi mua rau về rửa từng tàu lá dưới vòi nước nhiều lần và để ráo nước trước khi sử dụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm