Đời sống

5 đặc điểm của người dễ thăng tiến trong công việc, trở thành quản lý cấp cao của công ty

Đây chính là đặc điểm của nhân viên tốt, dễ dàng được thăng tiến trong công việc.

Đi tìm dấu tích Việt Nam trên đất Cuba / 4 chiêu 'đối trị' khiến bệnh nói nhiều của mẹ chồng lập tức chấm dứt

1. Họ chọn môi trường phù hợp nhất để phát triển tài năng

Sẽ rất khó để bạn có thể trở thành nhân viên xuất sắc nếu nhu cầu của công ty không phù hợp với khả năng, tài năng và giá trị của bạn. Vì thế, hãy chọn một môi trường làm việc mà bạn cảm thấy mình được đánh giá quan trọng.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2015 của Cicero Group đã chỉ ra rằng một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp nhân viên làm việc hiệu quả chính là sự công nhận.

37% số người tham gia trả lời khảo sát cho biết việc được sếp hoặc công ty công nhận là động lực chủ yếu giúp họ hoàn thành công việc.

2. Họ quan tâm đến những gì ông chủ “đang quan tâm”

Theo Gayle Lantz, nhà sáng lập WorkMatters – một công ty tư vấn về kĩ năng lãnh đạo tại Birmingham, Alabama cho rằng những nhân viên xuất sắc luôn nghiên cứu sở thích và mục tiêu của người giám sát trực tiếp, ông chủ và của toàn công ty.

Ảnh minh họa.

Họ phấn đấu để tham gia vào các dự án hay các cuộc họp thậm chí không có trong nội dung công việc của họ. Điều này giúp nhân viên tiếp cận và nắm được những thông tin quan trọng mà lãnh đạo công ty đang quan tâm.

3. Họ tập trung vào nhiệm vụ hàng ngày và luôn suy nghĩ đến viễn cảnh xa hơn

Những nhân viên xuất sắc luôn có khả năng duy trì nhiệm vụ công việc hàng ngày cũng như hướng đến những mục tiêu xa hơn. Nếu họ không hiểu điều gì đó, họ sẽ tìm kiếm thông tin cần thiết để làm cho mọi thứ rõ ràng hơn.

Khi bạn biết nhìn nhận công việc hàng ngày ở cả 2 khía cạnh và hiểu được tại sao bạn cần hoàn thành nó, bạn sẽ có tầm nhìn chiến lược và tham gia sâu hơn vào công việc. Bạn tìm ra giải pháp trước khi những người khác bắt tay vào làm.

4. Họ biết dành thời gian “nghỉ” cho những suy nghĩ lớn

 

Halpin cho rằng việc bạn duy trì thời gian mở trong ngày là “chìa khóa” giúp cải thiện năng suất làm việc. Chẳng hạn như lên lịch cho cả thời gian giữa các cuộc họp và thời gian “nghỉ” để suy nghĩ đơn giản hay thời gian hoàn thành những dự án đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Nhân viên xuất sắc luôn cẩn thận về mọi thứ trong thời gian biểu từ các cuộc họp hàng ngày đến những dự án lớn để đảm bảo họ luôn có cơ hội thành công cao nhất.

Hãy đến các cuộc họp thật sớm để bạn không phải chạy từ nơi này sang nơi khác và có thời gian để làm những việc cần làm.

Đôi khi hãy dành ra một chút thời gian để suy nghĩ về nội dung của cuộc họp tiếp theo hoặc đơn giản là ăn nhẹ hoặc uống cà phê để đảm bảo bạn không bị đói hay khát trong các cuộc họp.

creating-employee-value-main-image-1490071470217-crop-1490071481228

5. Họ yêu quý đồng nghiệp

 

Những nhân viên làm việc hiệu quả thường duy trì mối quan hệ tốt với những người xung quanh họ và luôn biết khi nào đồng nghiệp của mình cần sự giúp đỡ.

Họ sở hữu những kỹ năng mềm như sự đồng cảm và có khả năng kết nối tốt với mọi người bởi họ luôn cố gắng để hiểu người khác.

“Sứ mệnh của một doanh nghiệp không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn giúp các nhân viên làm việc với nhau tốt hơn. Và những nhân viên ưu tú luôn đặt điều này lên hàng đầu.

Họ coi các mối quan hệ như một yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh”– chuyên gia tư vấn Gayle Lantz nhấn mạnh.

Sếp thích kiểu nhân viên như thế nào?

 

"Sếp thích kiểu nhân viên như thế nào?". Đó là điều mà mỗi nhân viên nên chủ động tìm hiểu nếu không muốn công việc của mình luôn đi theo đường vòng.

Trong một công ty, nhân viên không chỉ làm việc, tương tác với đồng nghiệp xung quanh mà còn cần phải học cách giao tiếp, tương tác với chính sếp mình. Bởi vì tiền lương, cấp bậc công việc và việc phát triển sự nghiệp của bạn chịu ảnh hưởng rất lớn từ quyết định của sếp. Đặc biệt là hai thứ - tiền lương và vị trí công việc, sếp của bạn hoàn toàn có thể cho bạn.

Muốn hiểu rõ ông chủ của mình, trước tiên hãy hiểu rõ vị trí của bản thân.

Trước hết, chúng ta cần nắm rõ doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp phụ thuộc vào quy luật của thị trường, vì lợi nhuận và tồn tại thông qua lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp không có lợi nhuận thì doanh nghiệp đó sớm muộn gì cũng phá sản. Vì vậy, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Vậy nhân viên thì sao? Mỗi vị trí, vai trò của từng nhân viên trong công ty đều nhằm mục đích xây dựng lợi lích cho doanh nghiệp. Một nhân viên vì công ty mà cống hiến, đem lại càng nhiều lợi nhuận sẽ quyết định vị trí và mức lương mỗi tháng tháng của nhân viên đó như thế nào. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được mức lương cao thì trước tiên phải đem lại nhiều lợi ích cho công ty.

 

Quay trở lại vấn đề chúng ta đang bàn: Sếp của bạn thích kiểu nhân viên như thế nào? Câu trả lời đơn giản thế này, sếp bạn rất thích kiểu nhân viên đem lại giá trị cao cho công ty.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm