Đời sống

5 dấu hiệu của cơ thể cảnh báo đột tử, bạn nên biết sớm

Hầu hết bệnh nhân tử vong đột ngột trước đó cơ thể sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây, bạn nên biết.

Đặc sản xưa không ai ăn, giờ thành món ngon trong nhà hàng hạng sang, giá đắt đỏ vẫn được ưa chuộng / 5 điều chị em cần lưu ý khi xông hơi mặt tại nhà

Thường xuyên đau thắt ngực

Nhồi máu cơ tim là bệnh do quá trình phát triển thêm của bệnh mạch vành, dù là nhồi máu cơ tim hay bản thân bệnh mạch vành cũng sẽ gây ra những cơn đau thắt ngực.

Nếu các cơn đau dần trở nên thường xuyên hơn, xuất hiện đột ngột và trong nhiều tình huống khác nhau bạn cần đề phòng khả năng đột tử do nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, các triệu chứng như tức ngực, khó thở hoặc thở gấp sau khi tập thể dục cường độ cao cũng có thể là cảnh báo sớm hệ tim mạch không khỏe, nếu triệu chứng này lặp lại nhiều lần, nguy cơ dẫn tới đột tử rất cao. Khi đó, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

5 dấu hiệu của cơ thể cảnh báo đột tử, bạn nên biết sớm

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp tính

Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim trước khi khởi phát 3-24 giờ thường biểu hiện tương tự như viêm dạ dày ruột cấp tính, như buồn nôn, đau bụng… vì thế mà tỷ lệ chẩn đoán nhầm tương đối cao.

Triệu chứng này chủ yếu là do sự kích thích các cơ quan và hệ thần kinh xung quanh tim, dẫn đến sự co thắt và đau đớn. Hơn nữa, do các triệu chứng về tiêu hóa thường nặng hơn và che đậy những cơn đau tức ngực nên người bệnh dễ dàng nhầm lẫn và bỏ qua.

Rối loạn nhịp tim

Sau khi vận động quá mức hoặc tâm trạng thay đổi thất thường, chúng ta có thể gặp tình trạng tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực… là những hiện tượng dễ lý giải.

 

Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh mạch vành sẽ thường xuyên bị rối loạn nhịp tim trong thời gian dài không rõ lý do, đây có thể là tín hiệu của nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.

Theo thông tin lâm sàng, gần 90% bệnh nhân nhồi máu cơ tim có biểu hiện tương tự trong vòng 1-2 tuần trước khi phát bệnh, vì vậy mọi người cần đặc biệt lưu ý.

Chóng mặt, mất ngủ

Khi tim có vấn đề, nhịp tim chậm nghiêm trọng hoặc rối loạn nhịp tim nhanh đột ngột, do cung lượng tim suy giảm và lượng máu cung cấp cho tim không đủ, lượng máu cung cấp cho cơ thể không được cung cấp kịp thời dẫn đến tình trạng cung cấp máu không đủ đến não gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Mất ngủ kéo dài, thiếu ngủ là một trong những yếu tố dễ gây nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể có các biểu hiện như mất ngủ, lo lắng lặp đi lặp lại .

 

Đặc biệt, người có nguy cơ mắc bệnhdễ bị tỉnh giấc đột ngột vào ban đêm, kèm theo vã mồ hôi và không thể diễn tả nỗi sợ hãi thành lời. Theo các chuyên gia, đây là một tín hiệu từ bệnh thiếu máu cơ tim

Sự lưu thông máu bất thường trong cơ thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủcủa người bệnh, dẫn đến các dấu hiệu trên.

Cảm thấy mệt mỏi và đổ nhiều mồ hôi

Thường xuyên mệt mỏi, bơ phờ, kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, hồi hộp, trong mơ giật mình tỉnh giấc, nghỉ ngơi mãi không thấy thuyên giảm hiệu quả thì phải nghĩ đến vấn đề về tim.

Khi cơ thể không vận động mạnh và thời tiết không nóng, đầu, cổ, lưng và tay chân ra nhiều mồ hôi, đó cũng có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh nhồi máu cơ tim. Bởi vì lúc này cơ tim bị thiếu máu cục bộ, mặc dù con người không cảm nhận được nhưng cơ thể đã truyền tín hiệu đến hệ thống thần kinh trung ương và khu vực tủy sống của não, đồng thời thực hiện điều chỉnh khẩn cấp ở các bộ phận tương ứng trong đầu, cổ và lưng.

 

Nên cấp cứu người bị đột tử như thế nào?

Trong vòng 4 phút sau khi đột tử mô não vẫn chưa gây tổn thương vĩnh viễn, thời gian này là thời điểm cứu chữa tốt nhất, nắm được mấu chốt cứu sống bệnh nhân, cứu chữa càng sớm, tỷ lệ sống của bệnh nhân càng cao.

Giữ bệnh nhân nằm xuống, đồng thời quan sát nhịp thở, nhịp tim và mạch của bệnh nhân, mở đường thở cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, cởi nút áo khoác và thắt lưng, đồng thời thực hiện ép ngực và hô hấp nhân tạo.

Nhanh chóng gọi đến số cấp cứu, giải thích rõ tình trạng hiện tại của bệnh nhân và yêu cầu nhân viên y tế trang bị các thiết bị y tế liên quan để hỗ trợ cấp cứu. Kiểm tra tư trang của bệnh nhân, xem có thuốc cấp cứu không và mang cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.

Trong quá trình này, tốt nhất là không nên ngừng sơ cứu hồi sức tim phổi mà luân phiên nhấn ngực và hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm