5 kiểu người cần hết sức thận trọng khi ăn cá
4 thực phẩm cần tránh xa nếu không muốn tăng cân / 5 thực phẩm mẹ cho bé ăn thường xuyên sẽ thông minh
Người đang sử dụng thuốc ho
Người đang bị ho cần tránh ăn cá. |
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với biểu hiện nổi uẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh…
Bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu
Đối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu và có bệnh thường xuyên chảy máu hay giảm tiểu cầu,… thì nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bởi vì axit eicosapentaenoic chứa trong cá có tác dụng ức chế quá trình tập kết tiểu cầu, nếu ăn nhiều cá có thể làm tăng các triệu chứng chảy máu ở người bệnh.
Bệnh nhân xơ gan
Khi mắc bệnh xơ gan, cơ thể khó sản xuất yếu tố giúp đông máu, cộng với lượng tiểu cầu thấp dẫn đến dễ bị xuất huyết, điển hình là xuất huyết đường tiêu hóa. Các loại cá như cá mòi, cá thu, cá ngừ,… chứa lượng axit eicosapentaenoic (từ 1-1,5 %) nếu bệnh nhân ăn vào càng khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Bệnh nhân lao
Những người bị bệnh lao nếu ăn một số loại cá nhất định (đặc biệt là cá không chứa phốt pho) có thể gây ra các phản ứng như dị ứng. Những người bị nhẹ thường thì sẽ buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, tăng sinh kết mạc,... và những người có triệu chứng nặng có thể bị sưng môi và mặt, đánh trống ngực, phát ban, tiêu chảy, khó thở, huyết áp tăng cao, thậm chí xuất huyết não.
Người có cơ địa dị ứng
Nguyên nhân là trong cá có chứa histamine, khi đi vào cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu sẽ gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Lưu ý khi ăn cá
Cá có thể nhiễm giun sán
Cũng giống như nhiều loài động vật, chim thú hoang dã, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được