5 loại rau củ có nhiều ký sinh trùng nhất, nấu sôi chưa chắc đã chết nhưng nhiều người lại thích ăn sống
6 loại rau dại nhưng tốt như thuốc quý: Ăn mỗi ngày giải nhiệt, lọc sạch phổi, tốt cho gan thận, sống thọ / Ăn rau xà lách có 2 lợi ích lớn đang chờ đón bạn, nhưng 3 điều cấm kỵ cần bạn chú ý
Rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu, luôn phải có trong mỗi bữa ăn, cung cấp cho chúng ta nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng, chất xơ và các thành phần khác tốt cho sức khỏe.
Một số loại rau không chỉ có thể xào, nấu canh mà còn có thể ăn sống. Nhiều quan điểm cho rằng ăn sống sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng của rau hơn so với nấu chín.
Tuy nhiên trên thực tếkhông nên ăn rau củ sống bừa bãivì một số loại rau phát triểnởmôi trườngđặc biệt, trong quá trình sinh trưởng không chỉ dễ thu hút côn trùng, giữ tạp chấtmà còn dễ là nơi sinh sống của nhiềuvi khuẩn, ký sinh trùng khó nhìn thấy bằng mắt thường, ngay cả rửa đi cũngkhông sạch, thậm chí đun sôi không chết. Nếu ăn loại rau này, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo chuyên gia, có 5 loại rau củ rất dễ có ký sinh trùng, bạn nên lưu ý:
1. Củ niễng
Củ niễng. (Ảnh minh họa)
Củ niễng là một trong những loại rau thủy sinh phổ biến. Trong khi nhiều người quen ăn xào, một số người lại ăn niễng sống. Niễng lột bỏ lớp vỏ ngoài có thể ăn sống, kết cấu giòn, mềm và thơm nhưng tốt nhất không nên ăn sống, do có ký sinh trùng thủy sinh Fasciolopsis buski, là loại ký sinh trùng thủy sinh phổ biến, xâm nhập vào cơ thể người thông qua thực vật thủy sinh làm môi trường lây truyền và thích sống ở ruột non, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Loài sán Fasciolopsis buski (sán lá ruột) dài từ 30 - 70mm, chiều ngang từ 14 - 15mm.Trứng của sán lá ruột là loại trứng lớn trong các loại trứng giun sán, có màu sẫm. Người nhiễm sán có triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu, sau đó thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần...
Rau củ cần đượcrửa sạch, nên ăn chần, nấu chínchứ không ăn sống. (Ảnh minh họa).
2. Củ sen
Mùa thu đông là mùa nên ăn củ sen, bởi thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao, giúp dưỡng ẩm, giảm khô, bồi bổ lá lách và dạ dày, tăng cường thể lực. Củ sen tươi cũng có thể ăn sống, vị ngọt, mọng nước, giòn và thơm ngon như trái cây, tuy nhiên nên tránh ăn sống.
Do trồng dưới nước, củ sen không chỉ được phủ đất mà còn có khả năng hấp thụ nhiều ký sinh trùng, chẳng hạn như sán máng, Fasciolopsis... Vì vậy, trước khi ăn củ sen phải gọt vỏ, rửa sạch, sau đó nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, có thể luộc, xào, hấp… để ăn đảm bảo vệ sinh hơn.
3. Củ mã thầy
Mã thầy có vị ngọt, mọng nước, giòn khi ăn sống. Củ này giúp làm ẩm phổi và giảm ho nên rất được ưa chuộng vào mùa đông. Tuy nhiên, mã thầy nên được xử lý cẩn thận trước khi ăn, do củ này ưa ẩm, thường mọc ở các đầm lầy, ruộng lúa, vì vậy dính đầy bùn đất.
Trong toàn bộ quá trình phát triển của mã thầy, rất dễ để vi khuẩn và sán xâm nhập, sinh sản.Khi con người ăn củ mã thầy sống, nang trùng sán lá sẽ đi vào ruột, sau vài ba tháng sẽ khiến người ăn mắc bệnh. Người bị sán lá nặng có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, suy dinh dưỡng, da khô, thậm chí là bị chướng bụng.
4. Súp lơ
Súp lơ (trắng, xanh) là một loại rau rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C, chất xơ, sulforaphane , axit folic, cellulose và các thành phần khác có tác dụng bảo vệ tim mạch, cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch, làm đẹp và dưỡng ẩm cho da.
Mặc dù súp lơrất tốt cho sức khỏe nhưng cấu trúc đặc biệt của nó khiến vi khuẩn, bọ... dễ dàng sinh sản trong đó. Dù loại rau nàyđược phun thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng nhưng chúng ta thường thấy một số bọ, trứng côn trùng... vẫn sống trên bề mặt rau.
5. Xà lách
Người xưa ca ngợi giá trị dinh dưỡng cao của xà lách, gọi đólà rau ngàn vàng. Rau xà láchrất giàu nước, axit folic, kali, vitamin, chất xơ và các thành phần khác giúp duy trì sức khỏe đường ruột, chắc xương, tăng cường khả năng miễn dịch… Xà lách ẩm và mọng nước, nhiều người thích ăn sống vì rất ngon miệng.
Tuy nhiên, môi trường sinh trưởng của xà lách cũng tương đối ẩm ướt, đặc biệt là phần dưới lòng đất, nơi vi khuẩn, ký sinh trùng dễ sinh sôi. Do đó,khi xử lý xà lách bạn phải rửa sạch và bỏ lớp vỏ bên ngoài. Để an toàn, nên ngâm nước muối, chần sơ qua trước khi ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh