5 loại thực phẩm khiến cho đường huyết tăng cao quá mức, BS khuyên nên ăn 3 món để hạ đường huyết, tránh được các biến chứng nguy hiểm
Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu / 10 loại thực phẩm trẻ càng ăn càng thông minh, trí não phát triển vượt trội
Tiểu đường không đơn thuần chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sút cân mà nó còn có thể dẫn tới hơn 100 biến chứng, với hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, tàn tật, suy thận, nhồi máu cơ tim...
Những dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đã mất kiểm soát bao gồm:
1. Xuất hiện các vấn đề về răng miệng: như răng lung lay, viêm nha chu và viêm nướu.
2. Ngứa da bất thường: Khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều.
3. Thường xuyên đói: Đói là một dấu hiệu quen thuộc của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tăng đột ngột cảm giác thèm ăn và thích ăn đồ ngọt.
4. Giảm cân: Trong giai đoạn tiền tiểu đường, cân nặng có thể bị giảm đột ngột.
5. Khô miệng: Khát nước thường xuyên là biểu hiện điển hình của các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), trong những năm gần đây do sự thay đổi trong văn hóa ăn uống mà ngày càng có nhiều người trẻ phải đối diện với tình trạng lượng đường trong máu tăng cao quá mức. Để phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả hơn, bác sĩ khuyên người có lượng đường trong máu không ổn định cần tránh 5 món ăn dưới đây, đồng thời khuyến cáo 3 loại thực phẩm giúp đường huyết được kiểm soát tốt hơn.
5 món quen thuộc khiến đường huyết tăng cao quá mức1. Khoai tây
Theo bác sĩ Li, cứ 100g khoai tây lại chứa khoảng 17,2 gam carbohydrate (đường, tinh bột). Lượng carbohydrate của khoai tây khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và đi vào máu, sẽ đường trong máu tăng nhanh, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; hoặc làm cho bệnh tiểu đường thêm nghiêm trọng.
Cũng theo các nhà khoa học đến từ Đại học Surrey, Anh, khoai tây là loại rau củ không phù hợp cho người tiểu đường bởi chúng giàu carb. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phá vỡ các carbs thành các loại đường đơn giản di chuyển vào máu. Đây chính là nguyên nhân khi ăn khoai tây khiến tăng đột biến lượng đường trong máu.
2. Củ sen
Vỏ ngoài củ sen có màu vàng nâu, ngắn và mập, loại củ này có hàm lượng tinh bột khá cao, cứ mỗi 100g củ sen chứa 70 calo và 16,4 gam chất bột đường, rất dễ làm tăng đường huyết, với người có đường trong máu cao nên tránh ăn.
3. Quả dứa
Nhiều người nghĩ dứa có vị chua nhẹ nên lượng đường sẽ không cao. Nhưng trên thực tế, hàm lượng đường trong loại quả này rất lớn Mặc dù dứa không gây tăng đường huyết đột ngột, nhưng nếu chúng ta ăn nhiều dứa và ăn liên tục sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin trong cơ thể, khiến cho đường huyết khó kiểm soát hơn.
4. Trái sầu riêng
Sầu riêng là món khoái khẩu của không ít người, dù chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa một lượng đường cao đến 70%. Theo bác sĩ Li, người tiểu đường nếu ăn sầu riêng sẽ khiến cho đường huyết bị tăng cao đột ngột, làm hại chức năng tuyến tụy. Khi đó, các biến chứng nguy hiểm của người bệnh tiểu đường sẽ dễ xảy ra hơn.
Hơn nữa, sầu riêng chứa nhiều chất béo, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tăng cân quá mức, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy bệnh tiểu đường.
5. Nước mật ong
Việc uống nước mật ong mỗi ngày được chứng minh không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết độc tố và chất thải trong cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón... Dù vậy, nước mật ong không nên lạm dụng, đặc biệt người tiểu đường dùng nhiều sẽ rất nguy hiểm. Bởi mật ong có chứa nhiều glucose và fructose – các loại đường đơn giản, có thể được hấp thụ trực tiếp vào máu. Bệnh nhân tiểu đường nếu thường xuyên sử dụng mật ong sẽ làm cho lượng đường trong máu gia tăng rất nhanh.
3 món giúp hạ đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm1. Đậu phụ
Ngay cả với người khỏe mạnh thì việc ăn nhiều đậu phụ cũng rất có lợi. Ăn đậu phụ thường xuyên có thể bổ sung isoflavone đậu nành, làm cho cơ thể ngày càng khỏe mạnh. Hơn nữa, đậu phụ còn có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết insulin và giúp chúng ta giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
2. Đậu bắp
Chất nhầy do đậu bắp tiết ra có chứa pectin và mucin hòa tan, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, ức chế sự hấp thụ cholesterol và cải thiện lipid máu. Các carotenoid phong phú trong đậu bắp cũng có thể giúp duy trì sự bài tiết và chức năng bình thường của insulin, và cân bằng lượng đường trong máu.
3. Cá
Thịt cá rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường, bởi thịt cá không chỉ thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn là loại thịt giàu đạm, ít chất béo, đồng thời rất giàu axit béo không no... Các chất này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não, đồng thời có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Dù đắt đến mấy cũng nên mua '6 loại rau' này, dư lượng thuốc trừ sâu về cơ bản gần như bằng 0
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Tử vi tuổi Dậu tháng 11/2024: Thách thức đan xen cơ hội, hãy vững vàng và tích cực