Đời sống

5 loại trái cây là "kẻ thù" số 1 của dạ dày, nhiều người vẫn cố ăn mỗi ngày mà không biết

Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần dùng thức ăn giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Tuy nhiên cần lưu ý một số loại trái cây dưới đây không tốt cho người bệnh dạ dày.

Ăn trái cây vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? / 5 loại nước ép trái cây, rau củ cực tốt cho bé yêu

Dưa hấu

Dưa hấu là trái cây rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin A, C, B5, kali, lycopene… Đặc biệt, vitamin C và lycopene có trong dưa hấu là chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi gốc tự do.

Ngoài giá trị dinh dưỡng và giải khát, dưa hấu còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải nóng, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu...

Tuy nhiên, do dưa hấu có tính hàn nên những người có chức năng tiêu hóa kém, hay đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt là người mắc bệnh dạ dày không nên ăn.

Quả hồng

Quả hồng rất giàu glucose, protein, fructose, vitamin và khoáng chất, chủ yếu là vitamin C, beta caroten, iot, canxi, photpho, sắt… Mặc dù quả hồng ăn rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn hoặc ăn nhiều hồng được. Nguyên nhân là quả hồng còn có chứa chất tanin gây ra vị chát và chất pectin. Chất này có nhiều trong vỏ và quả hồng xanh chưa chín kỹ.

Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi ăn nhiều hồng, nhất là ăn khi đói, các chất này cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu , buồn nôn …

photo-1-1633307782207137739094
Ảnh minh họa.

Ăn hồng khi đang có triệu chứng đau dạ dày sẽ khiến cơn đau càng trở nên trầm trọng hơn. Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở ruột, dễ dẫn đến tắc ruột. Do vậy, người mắc bệnh dạ dày không nên ăn hồng.

Quả xoài

Trong quả xoài có nhiều protein, chất xơ, vitamin C, A … có lợi cho sức khỏe. Nhưng người bị bệnh viêm dạ dày không nên ăn xoài, đặc biệt là xoài xanh, xoài chua, kể cả một số loại xoài khi chín vẫn còn vị chua vì có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Nếu muốn ăn, chỉ nên ăn xoài chín ngọt, ăn ít và không ăn khi đói.

Kiwi

Kiwi được yêu thích vì có giá trị dinh dưỡng cao và được coi là “siêu quả” trong bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên ít ai biết rằng vì quá nhiều chất, bản thân kiwi cũng gây áp lực lớn cho dạ dày nếu như ăn quá nhiều.

 

Cụ thể, kiwi chứa nhiều axit amin, chất xơ, nhiều loại vitamin, canxi, photpho, kali cũng như các chất hữu cơ như đường, tannin, pectin, enzyme phân giải protein… Đặc biệt, thành phần pectin trong đó khiến dạ dày sinh ra hiện tượng nóng rát, đau bụng, các phản ứng axit pantothenic và các triệu chứng khó chịu khác.

Đông y cũng cho rằng kiwi là loại trái cây có tính lạnh mạnh, ăn vào khiến dương khí trong lá lách và dạ dày giảm mạnh. Vì vậy, đối với những người có đường ruột và dạ dày yếu sẽ gây kích ứng dạ dày nhiều hơn, gây ra đau bụng, nôn mửa, ợ nóng. Những người bị bệnh dạ dày còn ăn kiwi sẽ đẩy nhanh quá trình hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, trầm trọng thêm tình trạng viêm loét và gây ra những cơn đau dữ dội.

Dứa

Dứa là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, canxi, kali, phốt pho… Dứa còn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong dứa có nhiều axit và một số enzym có tác dụng phân hủy protein, làm tăng phản ứng viêm, tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Vì vậy người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn dứa. Với người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều hay ăn dứa vào lúc đói dễ gây nôn nao, cồn cào, khó chịu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm