Đời sống

5 sai lầm trong tranh cãi khiến hôn nhân đổ vỡ

Bát đũa vô tri còn có lúc va chạm, huống chi hai con người, hai tính cách, hai hoàn cảnh, hai nền tảng giáo dục hoàn toàn khác nhau, đã chấp nhận ở cạnh nhau là phải lường trước được sẽ có những tranh cãi.

Trẻ đủ tuổi uống sữa tươi là không cần sữa bột: Nên hay không? / Sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi cha mẹ nào cũng cần biết

Đừng cố đẩy tranh cãi lên đỉnh điểm, nếu không bạn sẽ khiến mọi thứ tan vỡ vì phút chốc bồng bột của bản thân - Ảnh: Internet

Đừng cố đẩy tranh cãi lên đỉnh điểm, nếu không bạn sẽ khiến mọi thứ tan vỡ vì phút chốc bồng bột của bản thân - Ảnh: Internet

Dưới đây là những sai lầm cần tránh trong tranh cãi để không phải "đường ai nấy đi".

Chỉ trích nhau

Khi bạn chỉ trích bạn đời của mình, bạn sẽ kể lể ra những điểm sai sót, không thể thay đổi ở bạn đời. Dấu hiệu của chỉ trích bao gồm những từ ngữ như "luôn luôn", "lúc nào cũng", "chưa bao giờ" và lôi những tội lỗi, sai lầm từ thập kỷ trước ra để đổ thêm dầu vào lửa. Nếu thường xuyên dùng những từ ngữ trên thì bạn đúng là một bậc thầy chỉ trích rồi.

Nếu bạn vẫn muốn phân định đúng sai, nhưng không muốn làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của mình, thì đừng bao giờ dùng những từ ngữ độc hại như "luôn luôn", "lúc nào cũng", "không bao giờ". Nói thẳng vào vấn đề: bạn thấy chuyện này sai ở đâu, cảm xúc của bạn như thế nào, bạn đề nghị cả hai nên làm gì để thay đổi tình hình.

 

Cãi vã trước mặt người khác

Đặt bạn đời của mình vào một tình huống khó xử hay xấu hổ không phải cách làm tốt. Cho dù ở mức độ mâu thuẫn như thế nào, bạn phải tuân theo nguyên tắc này đầu tiên.

Hãy giữ cho mình cũng như anh ấy/ cô ấy thể diện, nếu bạn có một chút không hài lòng với chồng hoặc vợ bạn, phải thật bình tĩnh và nghĩ đến cuộc trò chuyện riêng vào lúc này là thực sự cần thiết. Khoảng thời gian không có nhiều người sẽ giúp bản thân bạn có thêm thời gian suy nghĩ vấn đề này một cách tỉnh táo hơn.

Coi thường nhau

40 năm nghiên cứu các cặp đôi, tiến sĩ Gottman đã chỉ ra rằng sự coi thường là lí do chính dẫn đến li hôn. Khi bạn nói chuyện với người khác bằng sự coi thường và thiếu tôn trọng, bạn có khuynh hướng móc mỉa, chỉ trích, lườm nguýt. Không một ai chịu đựng nổi điều này, vợ/chồng của bạn sẽ cả thấy vô dụng, vô nghĩa và muốn mau chóng được giải thoát khỏi bạn.

 

Dùng lời lẽ làm tổn thương đối phương

Khi bạn giận dữ, bạn thường có xu hướng gây tổn thương với người khác. Khi bạn chạm đến nỗi đau của họ, bạn sẽ khiến mối quan hệ đang có trở nên tồi tệ hơn. Đối với đàn ông, đó là sự sĩ diện mang tính cá nhân, nếu bạn phủ nhận hoặc cố tình coi thường vai trò của họ, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm.

Còn đối với phụ nữ, việc bạn liên tục so sánh họ với một người phụ nữ khác sẽ khiến họ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc. Hãy ghi nhớ rằng đây là gia đình là quan trọng nhất, trong mọi tình huống đừng cố đẩy mọi thứ đến đỉnh điểm, nếu không bạn sẽ khiến mọi thứ tan vỡ vì phút chốc bồng bột của bản thân.

Cãi nhau trước mặt con cái

 

Tâm sinh lý của một đứa trẻ phụ thuộc 80% vào hành động của bố mẹ. Nếu được quyền lựa chọn để giải quyết mọi mâu thuẫn, bạn cần phải chọn những cách làm hòa bình nhất. Đôi khi bạn chỉ cần nhìn vào thái độ của con cái, bạn sẽ biết được chúng buồn và thất vọng về bố mẹ như thế nào.

Hãy cùng trao nhau những cái ôm thân thiện, những nụ hôn tình cảm trước mặt con cái bạn, hãy để chúng biết rằng ở mọi lúc, mọi nơi, bố mẹ chúng vẫn hạnh phúc như thế nào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm