Đời sống

5 tác hại khó lường của mì ăn liền đối với sức khỏe

Mì ăn liền (mì gói) là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì thời gian nấu nhanh chóng, tiện lợi lại dễ ăn. Tuy không có nhiều tác dụng tiêu cực nhưng bạn không nên ăn quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trước khi chạm ngưỡng tuổi 30, phải thay đổi gấp 4 điều này để da không lão hóa bạn nhé / Những loại rau củ khiến chị em tăng cân không kém gì thịt

Theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mỗi năm thế giới có gần 100 tỉ gói mì được tiêu thụ. Trong đó, Việt Nam có sức tiêu thụ mì xếp thứ tư về tiêu thụ mì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.

tac hai an mi

Mì ăn liền tiện lợi và được rất nhiều người yêu thích nhưng nên biết sử dụng đúng cách (Ảnh minh họa)

Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật. Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và rau xanh, bữa ăn mất cân đối, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục như vậy cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít chất xơ.

Các nhà khoa học xác định rằng việc tiêu thụ mì ăn liền hai hoặc nhiều lần một tuần có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng tim mạch, đặc biệt phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Ngoài ra, nếu ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây thiếu chất trầm trọng như:

Thiếu protein và rau xanh: Một gói mì ăn liền hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.

Gói gia vị thiếu lành mạnh: Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu.

Lượng muối dư thừa: Mỗi một gói mì chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày.

 

an mi tot khong

Tác hại của việc ăn quá nhiều mì ăn liền (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều mì ăn liền sẽ làm gia tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Ăn quá nhiều mì ăn liền gây bệnh ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.

Ăn mì ăn liền thường xuyên thiếu dinh dưỡng

Có thể nói sau khi ăn mì ăn liền bạn sẽ cảm thấy no, tuy nhiên cảm giác này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Mà mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.

Đồng thời, dùng nhiều mì ăn liền khiến bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng và béo bụng do tiêu thụ nhiều tinh bột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

 

Cách chọn ăn liền gói tốt cho sức khỏe

Có thể chọn mì ăn liền làm từ ngũ cốc nguyên hạt, giúp tăng hàm lượng chất xơ và cảm giác no. Mì gói có hàm lượng natri thấp hơn cũng được bán nhiều trên thị trường.

Ngoài ra, khi ăn mì chúng ta có thể bổ sung thêm các loại rau xanh hay protein tốt như trứng, thịt trắng cho món ăn có chất dinh dưỡng hơn. Nhìn chung, cho mì ăn liền vào chế độ ăn uống của bạn có thể không gây ra ảnh hưởng tiêu cực lớn nào đến sức khỏe.

Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống nhiều bận rộn như ngày nay, nó là một loại thức ăn nhanh và không thể xem đây là một món ăn hoàn hảo có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Mì ăn liền sẽ không phải là một thực phẩm xấu nếu mỗi người biết cách lựa chọn và sử dụng cho phù hợp, phối hợp với các loại thực phẩm khác để “bữa ăn mì gói” đảm bảo tính đa dạng và đủ dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm