Đời sống

5 thói quen khiến chúng ta tháng nào cũng "giãy giụa" trong "rỗng tuếch", lương bao nhiêu cũng hết

Nếu mắc phải 5 thói quen này, tháng nào bạn cũng hết tiền cũng là điều dễ hiểu.

Nấu sườn xào chua ngọt hãy bỏ thêm thứ này giúp món ăn trở thành cực phẩm, ai cũng thích / Cách bảo quản thịt bò chuẩn, để cả tháng vẫn thơm ngon như thịt mới

Hay bị hấp dẫn bởi hàng giảm giá

Đây là thói quen rất nhiều người mắc phải. Nhất là những người phụ nữ. Thông thường chỉ cần thấy 1 cửa hàng treo biển giảm giá là họ lại cảm thấy muốn mua sắm nhiều hơn.

Chính vì thế mới có câu: "Đàn ông sẽ trả gấp đôi để có được thứ mà anh ấy muốn. Phụ nữ chỉ chi một nửa tiền cho món đồ cô ấy không thực sự cần nhưng lại đang trong kỳ giảm giá".

Phụ nữ luôn dễ nảy sinh suy nghĩ tiếc nuối khi thấy một món đồ rẻ mà không mua được và họ thường cho rằng, cứ mua đi rồi sẽ có lúc cần dùng đến. Tuy nhiên, khi chạy theo những cuộc đua giảm giá trên thị trường, chúng ta chỉ đang lãng phí tiền bạc mà bỏ qua nhu cầu cần thiết thực sự của bản thân.

nguoi-ngheo-phunutoday-1Ảnh minh họa

Coi việc tiết kiệm quan trọng hơn việc kiếm tiền

Bí quyết để trở nên giàu có là hãy chú trọng vào việc kiếm tiền nhiều hơn là việc tiết kiệm tiền. Đây chính là chìa khóa của những người thành công.

"Số đông quá chú tâm đến các phiếu giảm giá, sống tiết kiệm mà bỏ lỡ những cơ hội lớn. Thậm chí, ngay giữa một cuộc khủng hoảng dòng tiền, người giàu bỏ qua những suy nghĩ tủn mủn của đám đông.

Lưu giữ sự ác cảm

Nếu trong lòng luôn lưu giữ sự ác cảm thì trong lòng bạn sẽ luôn nặng trĩu, vừa lãng phí thời gian vừa lãng phí năng lượng của bạn.

nguoi-ngheo-phunutoday-2Ảnh minh họa

Một nghiên cứu của Trường cao đẳng Hope (Mỹ) phát hiện ra, cứ giữ sự ác cảm, thù ghét có thể có những tác hại tiêu cực tới sức khỏe. Vì thế, hãy học cách bỏ qua và tha thứ.

Không để tâm tới số tiền nhỏ

Với một người có thu nhập 10 triệu đồng, đôi khi bạn sẽ nghĩ "Ôi chiếc áo này có mỗi 200 ngàn đồng, chẳng đáng là bao" hoặc như "Cốc nước có 50 ngàn, mình khao luôn cũng được"... Thay vì nghĩ đến giá trị nhận lại, chúng ta lại suy xét theo cảm tính, không quan tâm tới những khoản tiền nhỏ nhặt mà mạnh dạn chi tiêu.

Thế nhưng, qua thời gian, các chi tiêu từ tiểu biến thành đại, có tổng giá trị như một khoản khổng lồ khiến chúng ta giật mình nhận ra trong muộn màng vì đã lãng phí quá nhiều cho những điều "vô bổ".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm