5 thực phẩm tuyệt đối không nấu quá kỹ
Bí đao: Thực phẩm giảm cân tự nhiên an toàn / Thực phẩm giúp bạn cải thiện tâm trạng
Ớt chuông là thực phẩm bạn không nên náu chín kỹ. Nguồn ảnh: Internet
Chanh và ớt chuông đỏ là nguồn vitamin C dồi dào. Vitamin C phân giải ở 30 độ C, đồng thời nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và không khí.
Vì lí do đó, bạn chỉ nên thêm chanh vào món ăn sau khi đã tắt lửa và trình bày món ăn ra đĩa. Ở những nước nhiệt đới như Việt Nam, vào mùa hè chanh nên được bảo quản trong tủ lạnh để không hao phí lượng vitamin C trong trái cây này.
Ớt chuông hay ớt ngọt giàu chất dinh dưỡng nhất khi ăn sống, chế biến thành salad hoặc xào sơ. Bạn nên chọn mua ớt hữu cơ và rửa sạch trước khi sử dụng. Nguồn vitamin C trong ớt chuông có lợi cho hệ miễn dịch.
Tỏi
Tỏi là gia vị chứa nhiều vitamin B và C. Hai vi chất này có thể tan trong nước, do đó bạn nên thêm tỏi ở bước cuối cùng khi nấu các món nước như soup để giữ được nhiều dưỡng chất.
Ngoài ra, tỏi còn chứa allicin, một hợp chất mang mùi đặc trưng và có nhiều lợi ích như tăng cường miễn dịch, tốt cho xương và hỗ trợ thải độc. Allicin hình thành khi tép tỏi được đập dập và tiếp xúc với không khí. Nấu tỏi ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo ra allicin. Bạn nên đập hoặc nghiền tỏi, để ngoài không khí vài phút trước khi phi thơm hay thêm vào món ăn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa gọi là Sulforaphane và Vitamin C; hai chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giảm lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch, kháng viêm và các tình trạng sức khỏe có hại khác.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu bông cải được chế biến quá kỹ, thì lượng Vitamin C và Sulforaphane tự nhiên bên trong chúng sẽ giảm dần và thậm chí là mất hết chất khi vào cơ thể. Vì vậy, để bảo toàn dinh dưỡng trong bông cải một cách tốt nhất, cả nhà có thể ăn bông cải sống, hoặc lựa chọn phương pháp hấp cách thủy; những phương pháp nấu ăn này sẽ ít ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của bông cải xanh hơn. Ngoài ra, nếu chế biến thành các món xào, luộc thì chỉ cần trụng sơ là được nè!
Hành tây
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, hành tây mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nhờ nồng độ Flavonoid Quercetin cao. Đặc biệt là khi ăn sống trong các món salad, hành tây mang lại tối đa hóa các đặc tính chống ung thư cũng như ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Thế nhưng, hành tây khi được chế biến quá lâu, sẽ làm giảm các chất hóa chất thực vật có ích có trong hành tây và thậm chí các chất này có thể hoàn toàn bị biến mất nếu chế biến hành trong 20 phút hoặc hơn.
Rau xanh
Nhiều gia đình có thói quen ăn rau cũng phải nấu kỹ mới ngon và ngọt. Tuy nhiên luộc rau đến khi nhừ, hoặc nướng đến khi rau khô đét hoặc cháy xém có thể phá hủy nghiêm trọng hàm lượng dinh dưỡng có trong rau.
Khi chúng ta nấu rau quá nhừ sức nóng sẽ phá hủy các vitamin và muối khoáng trong thực phẩm. Nếu nấu rau quá kỹ, bạn sẽ có một món ăn rất nghèo dinh dưỡng, làm mất chất dinh dưỡng vốn có quả nó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thể mất đi tới 60%.
Cách tốt nhất để chế biến rau xanh là hấp vừa đủ. Xào qua cũng là một cách tốt để chế biến nhanh món rau.
Cho vào lò vi sóng cũng tốt, nhưng nhớ đặt thời gian ngắn để bảo toàn chất dinh dưỡng cũng như độ giòn của rau.
Khi nấu rau củ, mẹ có thể cho thêm vào một ít giấm, rất có lợi cho việc bảo quản các vitamin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Mẹo cực hay rửa sạch xoong nồi bị cháy không cần tốn sức
Tử vi tuổi Tý tháng 11/2024: Rắc rối bủa vây, cần tự xem xét bản thân
Trúng số 2 tỷ liền bỏ vợ vô sinh, 3 năm sau gặp lại tôi tái mặt quay đi vội
Người xưa dạy: 'Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn, liếc mắt nhìn người chẳng cần dao'