6 cách cắt giảm chi tiêu giúp bạn giữ nhiều tiền hơn trong túi
Mẹ chồng yêu cầu cho em chồng mượn sổ đỏ cầm cố vì vỡ nợ lô đề / Tôi vừa thương vừa hận con nuôi khi bất ngờ biết sự thật về lai lịch của con
Theo dõi chi tiêu
Có nhiều người cứ đến cuối tháng lại tự hỏi không biết tiền của mình đã đi đâu, mình đã tiêu tiền vào việc gì. Hãy nhanh chóng thực hiện theo dõi chi tiêu, bạn sẽ tìm thấy vấn đề và cân nhắc mua hàng cẩn thận hơn.
Theo dõi chi tiêu của bạn trong ít nhất 30-60 ngày thường là bước đầu tiên trong việc lập ngân sách. Hoạt động này cho bạn biết cần cắt giảm khoản nào, ở đâu.
Ảnh minh họa.
Lập ngân sách
Một cách tốt để bắt đầu tiết kiệm là sử dụng ngân sách để đặt giới hạn. Bạn cần xác định số tiền mình cần tiết kiệm, số tiền dành cho mỗi chi phí cố định và số tiền bạn dành cho các chi phí tùy chọn hoặc biến đổi như giải trí, hàng tạp hóa và ăn tối.
Hoặc bạn có thể sử dụng phương pháp đơn giản như quy tắc 50-30-20 (phân bổ 50% thu nhập cho nhu cầu, 30% thu nhập cho mong muốn và 20% thu nhập cho tiết kiệm).
Thiết lập quy tắc 24 giờ cho việc mua hàng
Để đảm bảo bạn không chi tiêu thiếu suy nghĩ, hãy buộc bản thân phải trì hoãn trước khi mua đồ. Với quy tắc 24 giờ bạn sẽ phải dừng lại để suy nghĩ trong một ngày trước khi mua thứ gì đó mà bạn muốn. Bạn cũng có thể đặt ra quy tắc rằng với mỗi 1 triệu đồng chi phí, bạn sẽ phải chờ 24 giờ. Như vậy nếu muốn mua một chiếc túi 2 triệu, bạn sẽ phải trì hoãn và nghĩ về việc mua nó trong ít nhất 2 ngày trước khi quay lại.
Quy tắc này giúp bạn nhận ra liệu mình có thực sự cần sản phẩm đó không mà còn giúp bạn bình tĩnh hơn, có thời gian để tìm nơi mua sắm với giá tốt nhất.
Có những ngày không tiêu xài hoang phí
Một cách đơn giản để cắt giảm chi tiêu là không mua thứ gì. Tất nhiên, bạn không thể làm điều này mãi nhưng hoàn toàn có thể nhắm đến một số ngày nhất định.
Trong ngày này, bạn cam kết sẽ không mua gì cả. 1 tháng không chi tiêu có nghĩa là bạn cam kết không mua gì ngoài những thứ thiết yếu.
Các này giúp bạn tiết kiệm tiền đồng thời giúp thay đổi suy nghĩ của bạn về lâu dài. Bạn sẽ phá vỡ thói quen chi tiêu của mình và bắt đầu đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn để đáp ứng nhu cầu thay vì lúc nào cũng mặc định là mua những thứ mới.
Biến tiết kiệm thành trò chơi
Việc đặt ra ngân sách và giới hạn chi tiêu có thể khiến bạn thấy thật nhàm chán nhưng nó sẽ thú vị hơn nhiều lần khi bạn biến tiết kiệm tiền thành một trò chơi. Chẳng hạn rủ bạn bè tham gia thử thách tiết kiệm, tự thưởng cho mình điều gì đó thú vị và ít tốn kém khi đạt được các mốc tiết kiệm cụ thể,…
Tránh mua sắm khi đói
Mua sắm với chiếc bụng đói sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng tiêu dùng quá mức. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một người mua sắm ở cửa hàng bách hóa khi đang đói chi nhiều hơn 60% cho các sản phẩm ngoài thực phẩm so với những người mua sắm khi không đói.
Việc lập ngân sách cho những mặt hàng cần mua cũng giúp bạn tránh mua sắm bốc đồng. Đi mua sắm với danh sách cũng sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian mua sắm tốt hơn, tận dụng các mặt hàng đang được giảm giá, tránh ảnh hưởng bởi những thứ khác mà bạn nhìn thấy trên đường đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Soi bàn tay để biết ngay vận mệnh hôn nhân, kết quả chính xác đến bất ngờ