Đời sống

6 loại rau bán đầy chợ giúp thải cặn bã, dưỡng tử cung: Chị em chăm ăn để nội tiết dồi dào

Những loại rau quen thuộc này mang nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là có tác dụng nuôi dưỡng tử cung.

Cũng là thịt luộc nhưng cho thêm thứ này vào ăn bao nhiêu cũng hết, ai cũng khen ngon / Gan thích nhất “4 rau 2 quả”, ăn thường xuyên cơ thể tự lọc sạch độc tố

Lá hẹ

Lá hẹ là thực phẩm tốt đối với sức khỏe phụ nữ. Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Đây không chỉ là một loại rau ngon mà còn được tận dụng để trị nhiều loại bệnh.

loai-rau-duong-tu-cung-01

Ảnh minh họa

Lá hẹ có khả năng chống viêm cực tốt, hiệu quả trong việc ngăn ngừa các loại viêm nhiễm ở phụ nữ.

Chị em có thể bổ sung hẹ vào các món ăn hàng ngày như canh lá hẹ, lá hẹ xào trứng…

Ngoài ra, lá hẹ còn được dùng để điều hòachu kỳ “đèn đỏ” hàng thángbằng cách đem 100 gram lá hẹ giã nhuyễn và vắt lấy nước uống.

Ngải cứu

Ngải cứu là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng như một vị thuốc trị bệnh. Theo Đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tím ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết phụ nữ có thể dùng ngải cứu để điều hòa chu kỳ “đèn đỏ”. Trước ngày kinh dự kiến và trong những ngày “dâu”, chị em chỉ cần lấy 10 gram lá ngải cứu khô sắc với 200ml. Khi nước cạn còn khoảng 100ml thì chắt ra để uống, chia làm 2 lần/ngày. Nếu khó uống thì có thể thêm chút đường.

 

loai-rau-duong-tu-cung-02

Ngoài ra, ăn canh ngải cứu nấu với thịt nạc cũng giúp trị điều hòakỳ “dâu rụng”rất tốt. Bạn chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, tẩm ướp gia vị rồi xào sơ. Sau đó, bỏ rau ngải cứu vào đun sôi, nêm lại gia vị là xong.

Rau diếp cá

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết trong Đông y, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, đi vào hai kinh là can và phế; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm.

loai-rau-duong-tu-cung-03

Phụ nữ có thể sử dụng rau diếp cá để điều hòa chu kỳ “đèn đỏ”theo cách sau: 40 gram rau diếp cá, 30 gram ngải cứu (cả hai nguyên liệu đều dùng lá tươi). Rửa sạch nguyên liệu, giã nhỏ rồi lọc bằng nước sôi để nguội. Chia phần nước cốt ra để uống 2 lần/ngày, uống trong 5 ngày liên tiếp, trước kỳ kinh dự kiến 10 ngày.

Củ cải trắng

 

Theo Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc; tác dụng long đờm, trừ viêm, tiêu thực, tán phong tà, trừ lỵ… Loại thực phẩm này còn được ví là nhân sâm trắng nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe.

loai-rau-duong-tu-cung-04

Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng củ cải trắng chứa nhiều vitamin A, C, canxi và các chất chống oxy hóa, các enzyme hỗ trợ tiêu hóa, chống ung thư.

Củ cải trắng là một trong những thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng tử cung, giúp da căng và sáng mịn hơn.

Mướp đắng

Mướp đắng chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như phốt pho, sắt… tốt cho sức khỏe phụ nữ.

 

loai-rau-duong-tu-cung-05

Chị em có thể sử dụng mướp đắng khô đun lấy nước uống để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, điều hòa chu kỳ “rụng dâu”, phòng ngừa bệnh tật.

Ngoài ra, sử dụng mướp đắng tươi ép lấy nước uống cũng mang lại kết quả tốt.

Rau mùi

Rau mùi chứa các chất kích thích tự nhiên giúp điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”, giảm đau bụng kinh.

loai-rau-duong-tu-cung-056

Chị em có thể lấy rau mùi tươi rửa sạch đi xay nhuyễn, thêm chút nước lọc và vắt lấy phần nước cốt để uống. Loại đồ uống này vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vừa giúp điều hòa chu kỳ “dâu”.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm