6 loại rau mẹ nên chần trước khi xào nấu, kẻo nạp toàn chất độc hại vào người
Luộc rau muống cho sấu hay vắt chanh vào nồi là “chuẩn bài” nhất? / Loại rau nhiều nhà "rẻ rúng" hóa ra cực bổ, giúp phòng ung thư, tiểu đường
Rau chân vịt
Rau chân vịt (còn được biết đến với tên gọi là cải bó xôi, rau bina) là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ trị chứng táo bón, cải thiện tình trạng thiếu máu... Phụ nữ ăn nhiều rau chân vịt còn giúp làm đẹp da vì nó chứa hàm lượng vitamin A, C lớn, nuôi dưỡng làm da khỏe mạnh từ bên trong.
Tuy nhiên, đây là loại rau chứa nhiều axit oxalic. Tiêu thụ nhiều chất này có thể gây ra tình trạng sỏi thận, loãng xương.
Do đó, mẹ nên chần rau chân vịt qua nước sôi để làm giảm lượng axit oxalic trước khi nấu.
Các loại quả đỗ (đậu)
Nhiều người thích ăn đỗ luộc hoặc xào tái để giữ được vị giòn, ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, quả đỗ tươi chứa nhiều saponin, lectin thực vật có khả năng kích thích đường ruột và dạ dày. Nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín sẽ gây đầy bụng, đau bụng, buồn nôn... Người có dạ dày kém và trẻ nhỏ càng nên tránh ăn theo kiểu này.
Mẹ nên chần quả đỗ qua nước sôi trước khi xào nấu để các chất độc bay hơi và tan trong nước. Như vậy sẽ an toàn khi sử dụng.
Bông cải
Bông cải trắng và xanh đều là những loại rau không độc nhưng bạn vẫn nên chần chúng trước khi xào. Nguyên nhân là do bông cỉa có cấu tạo phức tạp, nhiều kẽ nhỏ. Trong các khe hở này bụi bẩn, côn trùng, ký sinh trùng có thể trú ngụ và rất khó để rửa trôi.
Ngâm nước muối không thể giúp loại bỏ hết toàn bộ các chất bẩn này. Do đó, bạn nên chần rau qua nước sôi để khử trùng.
Thời gian chần không nên quá lâu. Sau khi chần nên thả rau vào ngâm trong nước lạnh để giữ màu xanh và độ giòn.
Rau dền đỏ
Giống như rau chân vịt, rau dền đỏ cũng chứa nhiều axit oxalic. Tuy nhiên, ít ai chần loại rau này trước khi nấu vì lo mất giá trị dinh dưỡng và rau dễ bị nát nhưng thực tế ngược lại.
Chần qua nước sôi giúp loại bỏ axit oxalic. Để tránh rau bị nát, bạn nên chần thật nhanh rồi vớt ra xả nước lạnh hoặc ngâm trong bát nước đá.
Măng tươi
Măng tươi là món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, măng tươi có chứa cyanide nếu không chế biến đúng cách sẽ gây gỗ độc.
Dưới tác động của các enzyme đường tiêu hóa, cyanide trở thành axit cyanhydric (HCN) cực độc. Trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn tới co giật, cứng hàm, suy hô hấp, hôn mê thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.
Do đó, trước khi xào nấu măng tươi, mẹ hãy luộc măng khoảng 2-3 lần và rửa lại rằng nước sạch.
Ngoài ra, măng không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ lại khó tiêu vì vậy mẹ không nên cho con ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
Măng tây
Măng tây cung cấp nhiều vitamin A, C, K, các khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ăn măng tây giúp cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp... Tuy nhiên, giống với măng tươi, măng tây cũng chứa độc tố cyanide.
Để làm giảm chất độc này, mẹ nên chần măng tây qua nước sôi từ 2-4 phút (tùy theo kích cỡ) trước khi đem chế biến thành các món ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này