Thói quen không ngờ này trước khi xào nấu khiến rau củ mất hết vitamin
Bật mí những loại nước uống giải độc gan tốt nhất lại dễ dàng làm ngay tại nhà / Cảnh giác với bệnh ung thư vú ở phụ nữ trẻ
Các món rau củ quả tưởng chừng như là loại thực phẩm dễ chế biến nhất, thế nhưng sự thật là chúng ta có khá nhiều thói quen trong quá trình xử lý và nấu món ăn khiến lượng lớn chất dinh dưỡng bị lãng phí.
Chúng ta đều biết rau củ quả đóng vai trò quan trọng thế nào đối với sức khỏe, được xem là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin cùng khoáng chất thiết yếu tham gia vào quá trình trao đổi chất và vận hành của các hệ cơ quan. Và để tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng đó thì trước hết bạn phải có cách chế biến đúng cái đã.
Cùng kiểm tra xem bạn có đang mắc phải một trong những thói quen chế biến rau củ quả sai lầm dưới đây không nhé.
Rau củ quả chứa hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chần qua rau rồi mới nấu
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa hoặc chần sơ rau với nước sôi nhằm làm sạch và tạo màu đẹp thực chất không cần thiết.
Thậm chí gây lãng phí nước cùng nguồn nhiệt năng một cách vô ích và còn khiến vitamin trong rau hao hụt đi đáng kể. Vì thế, bạn hoàn toàn không nên chần rau trước khi nấu đâu nhé, cứ xào nấu trực tiếp luôn là được rồi.
Chần qua rau là cách làm không cần thiết.
Bảo quản quá lâu
Nhiều chị em nội trợ lựa chọn phương án tích trữ thật nhiều rau củ quả trong mỗi lần đi siêu thị để tiết kiệm thời gian.
Cách này nghe qua thì rất tiện lợi, nhưng khi phân tích kỹ lưỡng thì thực ra chị em đã lỗ to rồi. Bởi vì rau xanh càng để lâu thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ càng giảm.
Ví dụ như rau cải hoặc rau ngót mà bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 20 độ C khoảng 1 ngày thôi là đã bị hao hụt mất 84% vitamin C rồi.
Thời gian xào nấu quá lâu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ vốn rất “đỏng đảnh”, chúng sẽ dễ bị phân hủy khi bạn xào nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian quá dài.
Cách nấu bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng là bật lửa lớn, nhanh chóng đảo đều tay và đừng cho quá nhiều nước nhé.
Bỏ lá, cắt rau xong không nấu ngay
Hãy rửa sạch rau rồi để ráo, chờ khi nào nấu thì mới cắt nhé.
Hầu hết lượng vitamin trong rau xanh đều có đặc điểm là dễ bay hơi, vì thế nên nếu cắt rau xong rồi vài chục phút sau mới nấu thì nguy cơ vitamin bị oxy hóa là rất cao.
Ngoài ra thì thói quen cắt bỏ phần lá khi nấu rau muống hoặc rau nhút cũng là cách sơ chế gây lãng phí, bởi hàm lượng dinh dưỡng của rau trải đều khắp các bộ phận từ lá, thân và ngọn, chứ không hề tập trung tại một vị trí cụ thể nào cả.
Gọt hết vỏ rau củ
Chúng ta thường mặc định phần vỏ là vị trí tiếp xúc với đất cát nên cần phải gọt bỏ, tuy nhiên ít ai biết rằng một số loại rau củ như bí đỏ, cà tím, cà rốt, củ cải… chứa lượng vitamin C nhiều nhất tại phần vỏ.
Do đó, trừ một số rau củ có vỏ cứng không thể nấu mềm được, còn lại thì bạn hãy rửa thật sạch và tận dụng cả phần vỏ nhé.
Không nên gọt vỏ trước mà vừa cắt xong phải nấu ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng của rau củ.
Bên cạnh đó, sau khi nấu xong rồi thì tốt nhất bạn nên ăn ngay cho nóng, vừa ngon lại đảm bảo phần dưỡng chất chưa kịp bay hơi.
Nếu là món canh thì ăn cả nước cả rau, tránh việc chỉ ăn mỗi rau thôi trong khi phần lớn vitamin đã trung hòa ra với nước cả rồi.
Tránh được tất cả những sai lầm kể trên là bạn đã góp phần nâng cao sức khỏe của cả gia đình, bắt đầu từ việc không lãng phí nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong rau củ mà chúng ta ăn mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn