6 loại thực phẩm chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ phòng thay vì tủ lạnh
Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết / Cách sử dụng và bảo quản hạnh nhân
1. Bánh mì
Theo các chuyên gia ẩm thực, bánh mì được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ có thể bị mất đi độ ẩm và dễ hỏng hơn gấp 3 lần so với để ở nhiệt độ phòng. Ngay cả khi bạn có hâm nóng bánh mì lại thì nó cũng sẽ cứng nhanh hơn. Vì vậy, nếu để ăn trong một thời gian ngắn 1 ngày thì bạn có thể để ở bên ngoài sẽ tốt hơn rất nhiều. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng bánh mì trong nhiều ngày hơn thì có thể bảo quản chúng trong ngăn đá tủ lạnh. Dù bạn có để nguyên ổ hay cắt ra thành từng lát thì nó vẫn sẽ được bảo quản rất tốt và có thể sử dụng từ 1-3 tuần tùy theo bánh có bị không khí tràn vào không.
Hãy cho bánh mì vào một túi zip bảo quản thực phẩm, ép hết khộng khí ra ngoài, thật kín và đặt trong ngăn đá tủ lạnh.Đối với các loại bánh mì có kích thước lớn, nếu bạn không thể ăn hết trong một lần, thì hãy cắt bánh thành từng lát sau đó mới thực hiện các bước bảo quản như trên để tránh tình trạng đông lạnh bánh mì nhiều lần sẽ làm mất hương vị và kết cấu của bánh. Khi muốn sử dụng, bạn hãy lấy chúng ra khỏi tủ đông và mang đi hâm nóng lại bằng lò nướng, nồi cơm điện hoặc chảo. Và đương nhiên chất lượng bánh sẽ không còn được ngon như bạn mới mua với những chiếc bánh mới ra lò được.
2. Dưa hấu
Đứng thứ hai trong danh sách này đó là dưa hấu. Theo nghiên cứu, trongdưa hấucó chứa thành phần các chất chống oxy hóa đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong trường hợp dưa hấu được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoạt tính của các chất này có thể bị giảm hoặc thậm chí là biến mất.
Không những vậy, dưa hấu còn có thể bị úng đẫn đến hư hỏng không thể ăn được nữa rất lãng phí.Vì vậy, với những quả dưa hấu vẫn còn nguyên quả, bạn chỉ cần để ở nhiệt độ thoáng mát, khô ráo. Còn trong trường hợp, dưa hấu đã cắt ra nhưng không thể ăn hết thì bạn hãy cho chúng vào hộp kín và cất trong tủ lạnh 3 - 4 ngày.
3. Mật ong
Có không ít những ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh hay không. Thế nhưng, trên thực tế để bảo quản mật ong một cách tốt nhất đó là không để chúng vào tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản mật ong hiệu quả nhất đó là từ 21 - 27 độ C. Đây là nhiệt độ phòng bình thường nên rất phù hợp để bảo quản mật ong nhằm giữ cho chúng luôn được như mới và mang hương vị tự nhiên.
Mật onglà nguyên liệu rất dễ bị thay đổi chất khi ở nhiệt độ cao, và dễ bị kết tinh, đông đặc thành đường ở nhiệt độ thấp, vì vậy, bạn Không nên bảo quản mật ong ở nhiệt độ lạnh hoặc quá nóng. Mà thay vào đó, bạn hãy bảo quản mật ongở nơi khô ráo, thoáng mát, đặc biệt những chỗ khuất sáng sẽ là nơi giữ được chất lượng mật ong tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không để mật ong dưới nền gạch vì thường nhiệt độ dưới sàn sẽ khá thấp. Đồng thời, bạn cũng nên tránh xa những nguồn tạo nhiệt (nóng và lạnh) để đảm bảo chất lượng mật ong.
4. Cà phê
Cà phê không phải là một thứ phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh giống như nhiều loại thực phẩm khác như: thịt, cá, rau củ,... Bởi cà phê là một trong những thứ có tính hút mùi rất hiệu quả, nếu để chung với các thực phẩm khác trong tủ lạnh sẽ rất bị thay đổi hương vị, và cà phê sai khi pha cũng không còn được ngon nữa!
Không khí, hơi ẩm, nhiệt độ và ánh sáng là 4 tác nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Vì thế khi mua về, bạn nên bảo quản cà phê trong lọ, hộp kín hoặc túi zip và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh hơi nóng cũng như ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo quản cà hê trong ngăn mát tủ lạnh.
5. Cà chua
Cà chua khi phải chịu sự tác động của nhiệt độ thấp bên trong tủ lạnh sẽ không thể tiếp tục chín được nữa, đồng nghĩ với hương vị tươi ngon của chúng cũng sẽ không còn nữa. Nhiệt độ lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua nhăn nheo, nước bị mất, rất dễ vỡ khi cắt thái và mùi vị ngọt thơm của cà chua cũng bị hao hụt. Cách bảo quản cà chua vừa chín tốt nhất là để nó ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C) và sử dụng trong vòng 1 tuần.
Trong trường hợp, bạn mua cà chua đã được bảo quản trong tủ lạnh trước đó, hãy để chúng ở nhiệt độ phòng trong khoảng một giờ để giúp cà chua hồi phục về trạng thái gần như ban đầu. Tuy nhiên, nếu cà chua đã chín mọng nhưng chưa ăn hết hoặc thời tiết quá nóng, bạn nên cho cà chua vào tủ lạnh để tránh tình trạng chúng bị hư thối.
6. Khoai tây
Đối với khoai tây, nhiệt độ mát mẻ là điều kiện lý tưởng nhất để bảo quản nhưng việc cho chúng vào tủ lạnh lại không phải là phương pháp tối ưu có thể lựa chọn. Bởi, nhiệt độ quá thấp có thể gây ra hiện tượng ngọt do lạnh và xảy ra khi một số tinh bột được chuyển thành đường khử. Từ đó tạo thành các chất gây ung thư như acrylamit khi chiên hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nấu nướng quá cao.
Còn nếu bạn để khoai tây trong tủ đông, khoai tây sống có chứa hàm lượng nước lớn, khi bảo quản trong tủ đông thì lượng nước này sẽ nở ra và tạo thành các tinh thể phá vỡ cấu trúc thành tế bào, làm cho chúng bị nhão và không sử dụng được khi rã đông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn