Đời sống

6 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Không thường xuyên rửa tay cho trẻ, ủ ấm khi trẻ sốt, tự ý truyền dịch... là những sai lầm thường gặp khi trẻ mắc tay chân miệng.

5 loại quả càng ăn càng béo, cân nặng cứ thế tăng vù vù, nguy hiểm hơn thịt, chị em cần tránh xa / Nêu đích danh 5 "sát thủ dấu mặt" gây hại cho gan, điều số 5 rất nhiều người mắc mà không hay biết

Không cách ly trẻ với trường lớp

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên vẫn cho trẻ đến trường. Điều này là vô cùng sai lầm.

Do đó, khi trẻ phát hiện tay chân miệng, cha mẹ cần cho trẻ cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác gây bùng phát dịch.

6 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Vệ sinh sai cách

Trẻ mắc tay chân miệng, trong miệng thường có những tổn thương dạng phỏng nước, khi vỡ ra tạo thành vết lở loét, để sát trùng nhiều mẹ dùng muối, chanh khiến cho da trẻ càng tổn thương nhiều. Hay như quan niệm trẻ cần phải kiêng tắm gội. Thật ra nếu kiêng như vậy sẽ làm cho trẻ khó chịu hơn vì bị ngứa và có thể gây nên nhiễm trùng da đi kèm.

Lưu ý là khi tắm cho trẻ nên ở phòng kín, không dùng xà phòng, tránh làm vỡ nốt phỏng, làm các vết loét nặng hơn và tăng nguy cơ bị bội nhiễm. Sau khi tắm thì nên sử dụng các thuốc bôi như betadine sát khuẩn. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Khuyến khích trẻ uống nước nhiều, xúc miệng nước muối. Bằng cách này sẽ không gây nguy hiểm mà vẫn làm sạch răng miệng.

Không thường xuyên rửa tay cho trẻ

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ phải rửa tay thường xuyên cho trẻ, nhất là sau khi đi vệ sinh.

 

Ủ ấm khi trẻ sốt

Trẻ bị tay chân miệng có thể sốt. Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi; tuyệt đối không ủ ấm trẻ.

Tự ý truyền dịch

Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt khi bị tay chân miệng có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Khi trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ gia đình nên cho bé uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi... để bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cả thau chậu tắm giặt, ngừa virus bám lại trên tay và gây bệnh cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là những người trông trẻ, giáo viên ở các trường học càng cần chú ý hơn.

 

Cần bôi thuốc lên sang thương da để trẻ mau lành bệnh

Sang thương da trong bệnh tay chân miệng thường không gây đau hay ngứa do đó thân nhân không nên tự ý cần xức các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì khi bôi thuốc sẽ che đi các dấu hiệu trên sang thương da, do đó các bác sĩ rất khó chẩn đoán hay theo dõi diễn tiến của sang thương da.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

 

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm