6 tuần đầu tiên trong đời, các em bé sẽ ăn - ngủ - thức liên tục, không có chuyện ngủ xuyên đêm
5 loại quả giàu canxi tốt cho mẹ bầu, em bé sinh ra cao lớn khỏe mạnh / Phụ nữ nên ăn 4 loại trái cây này khi mang bầu, có thể thải độc tố ra khỏi cơ thể và tốt cho làn da của em bé
Khi mới mang thai, hẳn là bà mẹ cũng sẽ tưởng tượng ra khoảnh khắc yên bình con nằm ngủ ngoan trong khi bạn tranh thủ đọc sách, tập yoga hay trò chuyện với bạn bè qua điện thoại. Nhưng tưởng tượng thì sẽ mãi là tưởng tượng. Vì thực tế thì không có đứa trẻ nào chịu ngủ ngon ngay từ khi mới chịu đời. Và thói đời là có mẹ ở bên cạnh thì không sao, chứ mẹ đứng lên đi vệ sinh, đi tắm hay làm một việc gì đó là y như rằng con sẽ tỉnh dậy và khóc ngay.
Để các mẹ không quá bỡ ngỡ trong những năm tháng chăm con, Giám đốc Trung tâm chuyên chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh Early Year ở Peterborough (Anh), bà Kellie Walden chia sẻ: "Các cha mẹ hầu như đều vạch ra kế hoạch con sẽ ăn ngủ như thế nào. Nhưng trẻ sơ sinh rất "cá tính". Các bé sẽ tự quyết định mình nên ngủ lúc nào, ngủ bao lâu và ngủ ở đâu".
Bà Kellie cũng cho biết thêm là trong 6 tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh không có khái niệm ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ giấc dài vào ban đêm. Các bé sẽ ăn - ngủ - thức liên tục cả ngày lẫn đêm, và đẩy cha mẹ vào thế bị động vì mọi nhu cầu của bé thay đổi xoành xoạch không theo một thói quen nào. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn đừng nên quá lo lắng.
Và bắt đầu từ tuần thứ 6 trở đi, các em bé sẽ có những thay đổi trong giấc ngủ tùy theo từng giai đoạn:
1. Từ 6 tuần đến 3 thángTheo Tiến sĩ Shelly Weiss - công tác tại khoa Thần kinh Nhi thuộc Bệnh viện Toronto (Canada), nhiều trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa có khái niệm ngủ giấc dài vào ban đêm và giấc ngắn vào ban ngày. Bé có thể ngủ suốt ngày đêm vì bé cần thế hoặc có bé sẽ ngủ ngày cày đêm. "Điều quan trọng là bạn phải đi theo xu hướng ngủ thức tự nhiên của trẻ. Theo thời gian, con sẽ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm", Tiến sĩ Shelly cho biết.
Để giúp con phân biệt về thời gian, Tiến sĩ Shelly khuyên rằng nên mở cửa sổ hoặc đèn ngay cả khi bé ngủ vào ban ngày và tắt hết đèn để phòng tối yên tĩnh vào ban đêm dù bé đang thức. Điều này sẽ giúp trẻ dần dần phân biệt được ngày và đêm.
2. Từ 3 – 6 tháng tuổiKhi được 4 tháng tuổi, nhiều trẻ bắt đầu hình thành thói quen ngủ hai giấc vào ban ngày, bao gồm 1 giấc vào giữa buổi sáng và 1 giấc vào buổi chiều. Đồng thời thời gian ngủ vào ban đêm của trẻ cũng dài hơn. Tuy nhiên, "cũng có một vài trẻ thích ngủ và trẻ ngủ suốt cả ngày rồi đêm thức chơi. Điều này cũng hết sức bình thường", Tiến sĩ Shelly nói.
3. Từ 6 -12 tháng tuổi
Lúc này thì cha mẹ đã có thể sắp xếp lịch ngủ trưa cho con rồi. Bây giờ thì hầu hết trẻ đều đã chuyển sang ngủ hai giấc vào ban ngày với tổng thời gian ngủ là 2 – 3 giờ.
Để con đi ngủ dễ dàng, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc kể chuyện hoặc hát cho con nghe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn con ngủ mà không cần ngậm ti hay bình sữa hoặc đu đưa qua lại. Hãy cho con một món đồ chơi nhồi bông nhỏ xíu để bé tự trấn an khi đi ngủ.
Trong trường hợp trẻ không chịu ngủ do mải chơi thì thỉnh thoảng bạn có thể linh hoạt cho con ngủ muộn hơn một chút cũng được. Nhưng bà Kellie vẫn khuyên rằng cha mẹ nên giảm bớt trò chơi từ từ để khi đến giờ đi ngủ, con cũng không còn ham chơi nữa.
4. Từ 1 - 2 tuổiKhi được 1 tuổi, nhất là khi được 18 tháng, nhiều trẻ sẽ chỉ ngủ một giấc vào ban ngày nhưng cha mẹ nên lưu ý thời gian ngủ của trẻ phải từ 2 – 3 giờ.
Bà Kellie chia sẻ: "Bạn cần cố gắng rèn con ngủ một giấc buổi trưa, vì nếu duy trì ngủ 2 giấc vào ban ngày sẽ khiến con khó ngủ vào ban đêm. Bạn có thể bỏ qua giấc ngủ buổi sáng của con, sau đó cho trẻ ăn trưa vào lúc 10 giờ 30 rồi cho con đi ngủ. 11 giờ 30 cho con đi ngủ và giấc ngủ này sẽ kết thúc vào khoảng tầm 2 giờ chiều. Như vậy là trẻ sẽ có một buổi chiều tỉnh táo và tối sẽ đi ngủ sớm".
5. Từ 2 – 4 tuổiMỗi đứa trẻ đều có một nhu cầu khác nhau. Có trẻ 2 tuổi đã bỏ giấc ngủ trưa, nhưng có bé 4 tuổi vẫn cần phải ngủ một giấc vào ban ngày. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được nhu cầu của con mình.
"Nếu bạn thấy con mình đã bỏ giấc ngủ trưa rồi mà giờ đột nhiên lại bắt đầu ngủ vào ban ngày thì nên đưa con đi khám vì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc một bệnh gì đó", Tiến sĩ Shelly lưu ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát