Đời sống

7 món ăn phải thử khi ghé Hội An

Đến với Hội An, ngoài vẻ đẹp cổ kính của những bức tường vàng rêu phong, du khách sẽ được đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa, tham quan các di tích kiến trúc cổ kính hay có cơ hội để thưởng thức các món ăn đặc trưng tạo nên tên tuổi cho ẩm thực phố cổ.

Cách mua tôm chuẩn theo hướng dẫn của chuyên gia, không bao giờ lo người bán hàng lừa đảo / Ăn dứa mát hay nóng: Chuyên gia đưa ra câu trả lời chính xác nhất

1. Phở

Phở

Phở

Phở Hội An,ngon theo kiểu… Hội An. Nó có cái gì lạ lắm, vừa đậm đà như phở Bắc, vừa rất béo như kiểu người miền Tây hay nấu phở, vừa lạ lẫm như kiểu người Hoa nấu hủ tiếu sa tế vậy. Cũng có thể, đó là sự kết hợp của cả ba phong cách trên cũng nên. Ăn phở Hội An chỉ cần nếm qua nước dùng, bạn sẽ phát hiện nước phở không đậm vị hoa hồi hay ngậy mùi bò như phở Bắc mà thanh tao, nhẹ nhàng, chừng mực, hương vị nào cũng vừa đủ thoang thoảng.

Nhưng ăn phở Hội An đâu chỉ có cắm cúi vào tô phở ấy là xong, mà phải cho thêm ớt bột, tương đen, tương ớt. Rau ăn kèm với phở không thể thiếu đu đủ ngâm giấm giòn chua, rau quế thơm (loại rau lá hơi tím, nhỏ, rất thơm), giá sống và ngò gai. Bấy nhiêu đấy thôi đã đủ làm tô phở ở Hội An trở nên đặc biệt.

2. Bánh bèo

7 mon an phai thu khi ghe hoi an

Bánh Bèo

Bánh bèo Hội An thường được đặt trong các chén nhỏ, nhân tôm thịt, phía trên có miếng da heo chiên. Thực khách thường chan nước mắm ớt lên rồi thưởng thức. Các quán nhỏ ở Cẩm Châu, Cẩm Nam hay trong chợ Hội An được nhiều du khách lựa chọn.

Bánh bèo có mặt khắp Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẽ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của ngưòi ăn mà có thể thêm tí nước mắn hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trắng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi thơm sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn một lần ăn hết mấy chục chén bánh bèo cho hả dạ. Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải dùng đũa, cũng không phải dùng muỗng mà dùng một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế này cũng gợi bao sự hiếu kì cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo khác.

3. Bánh xoài

Bánh xoài có lớp vỏ ngoài màu trắng tinh, thoang thoảng mùi thơm hương nếp lúa mới, bên trong thường là nhân đậu phộng thơm thơm. Chẳng phải sơn hào hải vị nhưng khi cầm trên tay một chiếc bánh xoài, cảm nhận vị ngọt thanh của đường pha chút béo của mè và chút cay cay thơm phẩng phất mùi gừng. Đây là điều đặc biệt tạo nên hương vị không thể quên của món bánh xoài Hội An. Bánh Xoài ở Hội An là một trong những loại bánh đặc sản, truyền thống lâu đời của Hội An. Gọi là bánh xoài nhưng không phải được làm từ trái xoài đâu nhé. Chỉ là những chiếc bánh này nhỏ nhỏ xinh xinh trông giống như quả xoài mà thôi.

4. Bánh mì

 

7 mon an phai thu khi ghe hoi an

Bánh Mì

Là một món ăn khá phổ biến nhưng bánh mì ở Hội An lại mang những nét đặc trưng riêng khiến du khách một lần thử qua đều nhớ mãi. Hầu hết bất cứ du khách nào khi đến với du lịch Hội An cũng đều thử qua bánh mì. Bánh mì ở Hội An có phần nhân cơ bản gồm pate, thịt nướng, chả lụa, rau thơm và nước sốt đặc biệt tạo nên mùi vị đặc trưng của ẩm thực Hội An.

5. Bánh xèo

7 mon an phai thu khi ghe hoi an

Bánh Xèo

Khác với các loại bánh xèo ở Miền Nam, bánh xèo Miền Trung nói chung và bánh xèo Hội An nói riêng là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá, ăn với mắm nêm vào mùa mưa là thích hợp nhất.

Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

6. Bánh bao, bánh vạc (bánh hoa hồng trắng)

 

7 mon an phai thu khi ghe hoi an

Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng

Ẩm thực Hội An rất đa dạng với nhiều đặc sản nổi tiếng, nhưng được biết đến nhiều nhất thì ngoài Cao lầu có lẽ là bánh bao bánh vạc. Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng – cái tên mĩ miều khơi gợi trí tò mò và chinh phục biết bao du khách ghé Hội An.

Được xem là “món bản quyền” của vùng đất phố Hội, khó có thể tìm thấy bánh bao bánh vạc ở nơi nào khác trên Việt Nam và ai đã có dịp thưởng thức đều không dễ quên tên gọi cũng như sự tỉ mỉ, công phu của món ăn đặc sản Hội An này.

Bánh bao bánh vạc là hai loại bánh nhưng luôn gọi đi liền bởi nguyên liệu hay hương vị cũng khá giống nhau và được đặt chung một đĩa, bởi vậy nên tuy là hai loại bánh nhưng chỉ là 1 món ăn.

Nếu như có dịp đến với Hội An, đừng bỏ lỡ món đặc sản bánh bao bánh vạc trong suốt đến mỏng manh thanh tao nhưng cũng rất đậm đà này để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của thành phố cổ kính nhỏ bé nằm bên bờ sông Thu Bồn xinh đẹp của xứ Quảng.

7. Cao lầu

 

7 mon an phai thu khi ghe hoi an

Cao lầu

Cao lầu là một món ăn không thể thiếu trong chuyến hành trình khám phá du lịch giá rẻ đến với phố cổ Hội An của bất cứ du khách nào.

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm