Đời sống

7 thực phẩm nhà bếp dễ gây ngộ độc do sử dụng không đúng cách

Thực phẩm được coi là cần thiết và tốt cho sức khỏe nhưng nếu không được bảo quản, chế biến, chọn lọc kỹ càng, cẩn thận, đúng cách... cũng có thể gây hại, đe dọa tính mạng con người.

Nuôi con nhỏ mẹ nên tránh xa những loại thực phẩm này kẻo mất sữa / Những thực phẩm để qua đêm chớ dại đụng đũa, ăn vào gây ngộ độc

Vào mùa hè, các bà nội trợ nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm bởi có thể do cách lưu trữ không đúng hoặc bản thân những thực phẩm đó đã chứa những chất gây hại rất nguy hiểm cho cơ thể.

Măng và sắn tươi

Theo Vietnamnet, ăn măng và sắn tươi có thể bị ngộ độc. Chất tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật, tím tái và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.

Khoai tây

Khoai tây chuyển sang màu xanh có chứa chất độc trong thân, lá và ngay cả củ. Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố tên là Glycoalkaloid. Chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp, cực kỳ nguy hiểm.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đau bụng, ỉa chảy... do ăn phải khoai tây chuyển xanh hoặc khoai tây mọc mầm

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đau bụng, ỉa chảy... do ăn phải khoai tây chuyển xanh hoặc khoai tây mọc mầm

Ngộ độc khoai tây rất hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra. Phần lớn các trường hợp tử vong do ăn khoai tây trong 50 năm qua ở Mỹ đều là do sử dụng khoai tây xanh, khoai tây mọc mầm hoặc uống trà lá khoai tây.

Cà chua xanh

Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn đặc trưng, rất nhiều người có sở thích ăncà chuaxanh như một loại trái cây ngon miệng nhưng cũng giống khoai tây mọc mầm xanh, cà chua xanh lại làthực phẩm gây hại sức khỏemà không phải ai cũng biết.Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

Gừng héo

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình giập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol.

 

Ngộ độc thực phẩm do chất độc shikimol có trong củ gừng bị dập nát

Ngộ độc thực phẩm do chất độc shikimol có trong củ gừng bị dập nát

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Dưa muối chưa kỹ

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu ăn dưa muối chưa chín kĩ có thể gây hại cho sức khỏe con ngườibởi trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần. Loại dưa này chứa nhiều nitratecó thể gây ngộ độc cấp tính cản trở oxy, khó thở, thiếu máu. Về lâu dài chúng kết hợp với các amin tạo thành tiền chất gây ung thư nitrosamin.

Đậu xanh chưa nấu chín

Đậu xanh chưa nấu chín nếu ăn vào rất dễ gây ngộ độc do có chứa chất hemagglutinin có khả năng gây ngộ độc cao. Bên cạnh đó trong đậu xanh chưa nấu chín còn chứa chất saponin và lectins có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ, rất nguy hiểm và gây hại sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng đậu xanh cần cẩn thận để có thể phát huy hết tác dụng của nó và đảm bảo đậu xanh luôn được nấu chín kỹ trước khi được sử dụng, theo báo Giáo Dục.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm