7 thực phẩm tưởng tốt nhưng chứa toàn đường, càng ăn càng hại thân
Dinh dưỡng phục hồi sau tập luyện: Nhiều hậu quả lâu dài nếu không thực hiện đúng cách / 4 nhóm dinh dưỡng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
Súp đóng hộp
Nhiều người nghĩ món súp đóng hộp bán sẵn tại các cửa hàng, siêu thịt là lành mạnh vì nó chỉ có nước và các loại rau củ bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu kiểm tra kỹ các thông tin trên bao bì, bạn sẽ thấy hàm lượng đường của một lon súp đóng hộp có thể bằng toàn bộ lượng đường mà bạn cần mỗi ngày. Đường thường được thêm vào sản phẩm để cân bằng và gia tăng hương vị cho đồ ăn.
Sữa chua ít béo
Những người theo lối sống lành mạnh luôn cố gắng sử dụng các thực phẩm ít béo. Tuy nhiên, không phải tất cả các thực phẩm ít béo đều tốt. Sữa chua là một ví dụ.
Một khẩu phần sữa chua nguyên chất béo có chứa khoảng 4,7 gram đường. Trong khi đó, một khẩu phần sữa chua Hy Lạp ít béo có thể chứa 6-12 gram đường. Các thực phẩm ít chất béo thường bổ sung thêm đường để tăng hương vị. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể bỏ các chất làm ngọt thay thế đường và chúng không thực sự tốt cho cơ thể.
Xốt salad
Các loại xốt salad bán sẵn thường có hương vị thơm ngon nhưng lại chứa nhiều đường. Chỉ 2 thìa nước xốt salad mua ở siêu thị có thể chứa đến 7-10 gram đường. Bạn nên tự làm nước xốt trộn salad ở nhà để đảm bảo không thêm đường, chất bảo quản hoặc các chất phụ gia khác.
Tương cà chua
Tương cà chua là loại gia vị phổ biến trên khắp thế giới và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có thể bạn không biết một muỗng tương cà chua có thể chứa khoảng 4 gram đường. Hầu hết các chai tương cà chua bán sẵn trên thị trường đều chứa một lượng lớn siro ngô (thành phần chính là fructose).
Bơ lạc (bơ đậu phộng)
Các loại bơ lạc tự nhiên thường ít hoặc không chứa đường. Tuy nhiên, nhiều loại bơ lạc được bán trên thị trường được bổ sung thêm đường và các loại dầu không lành mạnh. Điều này khiến bơ lạc từ một món ăn bổ dưỡng thành món tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Một số nhãn hiệu có thể thêm 8 gram đường trên 2 muỗng canh bơ lạc. Do đó, bạn hãy đọc nhãn thành phần của sản phẩm trước khi mua.
Khoai tây chiên
Hàm lượng đường chiếm khoảng 3-5% trọng lượng sản phẩm khoai tây chiên. Điều này phổ biến với các loại snack khoai tây có hương vị thịt nướng, ớt ngọt, mật ong... Khoai tây chiên cũng chứa nhiều carbs - khi ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose.
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi trái cây bị mất nước, chúng chỉ còn lại đường và khiến cho hàm lượng đường tự nhiên trở nên cao vọt. Ăn nhiều trái cây khô sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết