4 nhóm dinh dưỡng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
Cách rã đông cá khoa học nhất để giữ chất dinh dưỡng / 5 loại rau không nên luộc vì sẽ làm dinh dưỡng trôi tuột mất, hóa ra tất cả chúng ta đều làm sai trước giờ mà không biết
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách luôn là phương pháp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé tốt nhất và an toàn nhất. Dinh dưỡng sẽ giúp não bộ và các mô thần kinh thai nhi phát triển khỏe mạnh. Sức khỏe của mẹ cũng nhanh chóng phục hồi giai đoạn sau sinh và tạo ra nguồn sữa chất lượng cho con.
Phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng để nâng cao sức đề kháng - Ảnh: Internet
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu và phụ nữ đang nuôi con nhỏ cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất: Chất đạm, tinh bột, chất béo, Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất
- Chất đạm (protein)Các thực phẩm giàu protein như thịt cá trứng, các chế phẩm từ sữa giúp cơ thể xây dựng tế bào, tạo ra men tiêu hóa và hooc-mon giúp tạo kháng thể chống đỡ với bệnh tật và vận chuyển các dưỡng chất.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức đề kháng của mẹ mang thai - Ảnh: Internet
Protein rất quan trọng với cơ thể đặc biệt là trẻ em đang lớn. Sữa mẹ chứa các axit amin được kết hợp hoàn hảo nên bà mẹ cần được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì cần được ăn các thực phẩm đầy đủ lượng protein cần thiết.
Trong những tháng đầu tiên, mẹ bầu nên chọn khẩu phần ăn nhẹ vào buổi sáng và ăn nhiều hơn vào bữa tối nếu đnag phải chịu những cơn thai nghén. Nhưng đến cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần 1 bữa sáng giàu năng lượng hơn và ăn ít hơn vào buổi tối.
- Tinh bột (Carbohydrate)
Nhóm tinh bột hay bột đường là nhóm cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Tinh bột dễ hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng và chiếm 60% năng lượng cần thiết trong 1 ngày của người trưởng thành.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, mẹ bầu nên bổ sung tinh bột tùy theo giai đoạn mang bầu. 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu không thay đổi quá nhiều và ăn ít tinh bột thời điểm này sẽ có lợi ích về cân nặng không dẫn đến tình trạng dư thừa dễ béo phì. Một ngày chỉ cần tăng thêm khoảng 200 calories so với bữa ăn bình thường là đảm bảo lượng tinh bột.
3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu tăng lên thêm khoảng 300 calories so với ban đầu và thay đổi khẩu vị như ngũ cốc, gạo lứt để bữa ăn ngon miệng.
3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày bạn cần cung cấp khoảng 2.300 - 2.500 calories, bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp khẩu vị của mẹ luôn được thay đổi.
- Chất béo (Lipid)Chất béo giúp cung cấp năng lượng và hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E, D, K. Các nguồn thực phẩm thuộc nhóm lipid gồm bơ, đậu, thịt, trứng sữa. Tuy nhiên để tránh trường hợp mẹ bầu có khối lượng cân nặng lớn, gan nhiễm mỡ thì việc cung cấp chất béo từ dầu thực vật, chế phẩm đậu nành thay thế cho chất béo từ động vật là điều cần thiết.
Mẹ bầu có sức đề kháng tốt sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm COVID-19 - Ảnh: Internet
Chất béo cũng là thành phần chủ yếu của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Chất béo sẽ giúp cho trẻ sơ sinh có các tế bào não phát triển, cấu tạo nên một số hormon như: testosterone, cortisol, ...
- Vitamin, chất xơ và khoáng chấtNhóm dưỡng chất này chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò tối quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức đề kháng của mẹ. Mỗi ngày, cơ thể cần trên 20 loại vitamin và 20 loại khoáng chất cần thiết.
Ngoài ra, việc bổ sung khoáng chất sẽ đảm bảo tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, đơn cử có acid folic giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh, canxi giúp xương chắc khỏe, phát triển toàn diện cơ bắp và thần kinh,; sắt để bổ sung lượng máu nuôi dưỡng thai nhi.
Các loại vitamin tan trong dầu cần thiết cho việc xây dựng và duy trì các mô khỏe mạnh, đặc biệt là mắt, xương, da và hệ miễn dịch.
2. Chú ý lịch khám định kỳ trong thời gian mang thai
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần hiểu rõ về các cột mốc phát triển của thai nhi lên khẩu phần ăn phù hợp, nhất là trong giai đoạn giãn cách, chuyện đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ không phải điều dễ dàng. Do đó, mẹ bầu cần trang bị các kiến thức khoa học, quản ký thật tốt sức khỏe thai kỳ để chủ động chọn lựa các phương pháp phù hợp.
- Cột mốc 11-13 tuần tuổiĐối với cột mốc 11 - 13 tuần tuổi của thai nhỉ, mẹ bầu nên đi khám đúng khoảng thời gian trên để kiểm tra chính xác độ mờ vai gáy, phát hiện dị tật bẩm sinh, các bất thường nhiễm sắc thể.
- Cột mốc 16-22 tuần tuổiCác bác sĩ sẽ kiểm tra thường quy như huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, sàng lọc các biểu hiện thai bất thường, tiền sản giật…
- Cột mốc 22-28 tuần tuổiĐo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai và tầm soát dị tật thai nhi.
Các mốc sau cách khoảng 2 tuần tuổi mẹ bầu nên đi khám sản phụ 1 lần để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý, để hạn chế nguy cơ, các mẹ nên lựa chọn các địa điểm thăm khám không quá đông đúc và cần chuẩn bị các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, tấm chắn bảo vệ, sát khuẩn tay, rửa tay bằng xà phòng... Nếu gặp khó khăn trong việc đến phòng khám, hãy liên hệ với bác sĩ theo dõi để được tư vấn cụ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đừng hoảng hốt khi keo 502 dính tay, mẹo hay giúp bạn gỡ keo nhanh chóng, không đau, không để lại sẹo
Tử vi ngày 13/1/2025 12 con giáp: Thân tài lộc khởi sắc, Hợi cần quyết đoán hơn
Cận Tết có 6 điềm báo này thì năm mới gia chủ phát tài
Vợ cũ của chồng qua đời, tôi lặng lẽ đội khăn tang và ngồi bên linh cữu: Cuộc đời chưa bao giờ nghiệt ngã đến thế
Tình cũ của chú rể lên sân khấu "làm trò", cô dâu tung đòn chí mạng khiến cả hôn trường cười ngả nghiêng
Kem đánh răng bôi lên lược có tác dụng thần kỳ và dễ dàng giải quyết các vấn đề lâu năm