8 tác hại khôn lường của việc ngồi lâu một chỗ
Mẹ chồng bất ngờ gọi về quê giữa đêm: Câu chuyện về chiếc phong bì 30 triệu khiến cả nhà xôn xao / Nàng dâu mới sinh con 10 ngày đã bị mẹ chồng dúi bao tay, bắt rửa bát cho 3 chị chồng ngồi chơi xơi nước, phản ứng của chồng khiến cả nhà sững sờ
Khi ngồi liên tục trong 3-4 tiếng trở, ít vận động, quá trình lưu thông máu trong cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới. Ngồi lâu một chỗ gây béo phì. một chỗ, ít vận động chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối với chị em phụ nữ.
Ngồi lâu gây ảnh hưởng đến lưu thông máu. Ảnh minh họa.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do ngồi lâu một chỗKhi ngồi lâu một chỗ, cơ bắp đốt cháy ít chất béo và chảy máu chậm chạp hơn, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, axit béo dễ dàng làm tắc nghẽn tim, dẫn đến bệnh tim mạch, rất nguy hiểm, có thể dãn đến đột quỵ.
Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khi ngồi lâu một chỗNgồi lâu, cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm, cứ thế lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu.
Ngồi một chỗ quá lâu gây ra mất ngủNgồi lâu một chỗ kéo dài khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém nhịp nhàng, gây rối loạn sinh học, thần kinh căng thẳng, làm giấc ngủ bị ảnh hưởng, ngủ chập chờn, không sâu giấc, rất mệt mỏi.
Gây tổn thương vùng đầu, cổ, cột sống khi ngồi lâu một chỗNgồi lâu một chỗ dẫn đến các bệnh về cột sống. Ảnh minh họa.
Rất nhiều nhân viên văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ hàng giờ liền đã mắc phải các tổn thương vùng cổ như đau cổ, mỏi cổ, cổ không linh hoạt, đau vai, thần kinh vai gáy, chuột rút cơ gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… không những thế nó còn làm thoái hóa sụn đệm cột sống chèn ép rễ dây thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống, từ đó dẫn đến ra các loại bệnh như đau đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não, rất nguy hiểm.
Ngồi lâu một chỗ tăng nguy cơ mắc bệnh về thận
Áp lực công việc bận rộn nên phải ngồi lâu một chỗ để giải quyết khiến mọi người quên mất đi thói quen tốt là phải uống nhiều nước mỗi ngày. Chính điều này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, không những thế nó còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây rá các bệnh về da như viêm da, vàng da, nám da,….
Tính năng động giảm dần khi ngồi lâu một chỗ
Ngồi lâu một chỗ kéo dài sẽ gây tác động xấu đến trí não, trí tuệ mất đi tính nhanh nhạy, phản ứng kém hiệu quả. Bên cạnh đó khi đã quá quen với việc ngồi lâu một chỗ nên dần dần cơ thể trở nên lười nhác vận động mất đi tính nhanh nhẹn, năng động vốn có gây ra những trì trệ trong công việc và cuộc sống.
Ngồi lâu một chỗ gây suy giảm tuổi thọ
Không cần biết giới tính, cân nặng hay độ tuổi của họ là bao nhiêu, nguy cơ tử vong của những người có thói quen ngồi lâu một chỗ luôn luôn cao hơn những người khác.Theo một nghiên cứu cho thấy khi giảm thời gian ngồi xuống dưới 3 tiếng một ngày, tuổi thọ dự tính sẽ tăng lên đến 2 năm và ngược lại.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn hãy nhanh chóng điều chỉnh thói quen ngồi lâu một chỗ thật hợp lý bằng cách thường xuyên vận động và thay đổi tư thế làm việc thường xuyên. Làm như vậy không chỉ phòng ngừa được các tác hại kể trên mà còn giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Tại sao ở bồn rửa mặt thường có một lỗ tròn nhỏ, công dụng thực tế là gì?