8 thói quen xấu mẹ bầu cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn khổ mẹ hại con
5 loại thảo dược giúp trẻ hóa từ trong ra ngoài / Tuyệt chiêu luộc ốc và pha nước chấm ngon xuýt xoa
1. Tự ý sử dụng thuốc
Việc tự ý sử thuốc vốn đã tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đặc biệt thời gian mang thai có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thông thường, khi có bầu, các mẹ sẽ có sức đề kháng yếu hơn bình thường, dễ dàng bị nhiễm những căn bệnh do virus gây ra như cảm sốt, ho khan, đau đầu, sổ mũi,.. Nhiều mẹ chủ quan cho rằng cảm xoàng có thể tự ra hiệu thuốc mua về uống. Việc uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể gây nên dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai, động thai.
Tốt hơn hết, mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên để được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn uống thuốc cụ thể.
2. Ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều và trực tiếp nhất đến sự phát triển của cả mẹ bầu và thai nhi. Trong thời gian thai kỳ, các mẹ bầu được khuyến cáo nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, và nên tránh các thực phẩm chiên rán, đồ ăn sẵn, cay nóng… Ngoài ra, các mẹ cũng nên nằm lòng các thực phẩm nên kiêng trong từng thời kỳ ví dụ 3 tháng đầu nên kiêng dứa, đu đủ, mướp đắng...
Và cuối cùng, nếu các mẹ có thói quen bỏ bữa sáng thì nên thay đổi ngay. Bữa sáng rất quan trọng với người thường và càng quan trọng hơn với bà bầu. Ngoài bữa sáng, các mẹ nên bổ sung thêm các bữa phụ sử dụng các loại hạt hoặc sữa bầu, hoa quả…
3. Đến những nơi quá đông đúc
Rất nhiều mẹ bầu vẫn thích thú những nơi đông đúc và không ngại chen lấn tới đây. Thế nhưng, đến chỗ đông người không chỉ có nguy cơ lây nhiễm nhiều mầm bệnh mà đây còn khiến mẹ bầu ngột ngạt, khó thở, thai nhi bị hoảng sợ nếu âm thanh quá lớn. Do đó, các mẹ bầu nên hạn chế tới những nơi quá đông đúc như các hội chợ, lễ hội âm nhạc… Nếu có tới đó cần tránh va chạm mạnh, tự làm chủ được sức khỏe của mình bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở lập tức rời đi.
4. Làm việc quá sức, vận động mạnh
Không ít mẹ bầu vẫn tham công tiếc việc mà không dành cho bản thân một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Điều đó có thể khiến mẹ bị mệt mỏi, stress và thai nhi thì bị còi cọc, sinh ra thường ốm đau, khó nuôi.
Ngoài làm việc nhiều, vận động mạnh cũng rất nguy hiểm với bà bầu. Điều này có thể khiến mẹ bầu bị động thai hoặc thậm chí là sảy thai tùy vào mức độ nặng nhẹ. Các mẹ nên lượng sức và tốt nhất chỉ nên làm các việc nhẹ nhàng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
5. Nằm ngửa
Nằm ngửa là một tư thế ngủ quen thuộc và hầu như ai cũng từng nằm, thậm chí có người còn coi đây là tư thế ruột. Với người thường, tư thế này hoàn toàn không vấn đề, thế nhưng, với bà bầu tư thế này lại rất không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
3 tháng đầu mẹ chưa rõ bụng thì việc nằm ngửa hầu như không ảnh hưởng, thế nhưng khi bụng đang lớn dần, đặc biệt sau tuần 20 trở đi các mẹ nên từ bỏ thói quen này. Bởi lẽ, tư thế này sẽ khiến mẹ cảm thấy đau tức, mệt mỏi do áp lực từ thai nhi đè xuống. Tiếp theo, tư thế này còn hạn chế sự lưu thông máu và oxy của cơ thể mẹ cho thai nhi trong bụng. Tư thế được khuyến khích các mẹ nên nằm đó là nằm nghiêng về bên trái.
6. Tiếp xúc với hóa chất
Với bất cứ ai, tiếp xúc với hóa chất đều là không tốt nhưng với bà bầu lại càng dễ gây hậu quả tức thì. Theo các chuyên gia hàng đầu thì việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, hoặc rối loạn hệ miễn dịch, thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, gen di truyền bất thường… Và đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
Quan trọng nhất, các mẹ đừng hiểu lầm hóa chất độc hại là trong các nhà máy, xí nghiệp. Hóa chất có thể ảnh hưởng tới thai nhi lại là những thứ rất quen thuộc các mẹ vẫn sử dụng như: thuốc nhuộm tóc, xăng dầu, các loại sơn, nước tẩy rửa hóa học, sơn móng tay,…
7. Sử dụng rượu bia, chất kích thích
Điều này có lẽ mẹ bầu nào cũng nghe qua và tự dặn mình cần tránh. Việc sử dụng rượu bia, chất kích thích có thể khiến thai nhi bị dị tật, bị ảnh hưởng tới não.
Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích còn có thể gây ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu và oxy từ cơ thể mẹ tới con, khiến thai nhi gặp nguy hiểm.
Không chỉ sử dụng, các mẹ bầu còn cần tránh cả mùi khói thuốc vì theo khoa học chứng minh chỉ hít khói thuốc còn tăng nguy cơ bị nhiễm độc cao hơn cả việc sử dụng.
8. Tiếp xúc với động vật, côn trùng
Không chỉ các loại động vật, côn trùng hoang dã mà ngay cả vật nuôi trong nhà cũng ẩn chứa nhiều loại virus dễ gây bệnh. Ví dụ, lông chó và mèo – 2 loại động vật nuôi trong nhà quen thuộc nhất có thể tác động xấu tới hệ hô hấp của bà bầu.
Việc tiếp xúc với động vật đương nhiên không phải cấm nhưng mẹ bầu nên hạn chế. Khi chơi với chó mèo cẩn thận bị dính lông. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc thì nên rửa tay thật sạch bằng xà bông và tuyệt đối tránh xa phân của chúng vì có thể lây kí sinh trùng Toxoplasmosis gây dị tật thai nhi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được