9 loại thực phẩm không nên hâm lại để ăn tránh gây hại sức khỏe
Mẹ bầu nên tránh xa 4 loại thực phẩm sau kẻo ngộ độc / 6 thực phẩm được ví là “bàn chải tự nhiên” làm sạch ruột, giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan thận hiệu quả
Do thói quen và sự tiết kiệm nên nhiều gia đình người Việt thường hâm lại thức ăn nhiều lần để dùng để tránh lãng phí đồ ăn. Tuy nhiên, với một số món, việc hâm đi hâm lại những thực phẩm này sẽ khiến chúng biến chất, không những không còn bổ dưỡng mà còn có thể sản sinh ra nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Hãy ghi nhớ những món ăn không nên hâm lại sau đây để tránh những tổn hại cho sức khỏe của chính bạn và gia đình.
Cơm
Ảnh minh họa.
Hâm nóng lại cơm để ăn trong bữa sau có lẽ là thói quen của phần đông các gia đình. Thế nhưng có một sự thật là bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm được hâm lại. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Gạo khi nấu thành cơm vẫn còn các bào tử vi khuẩn sống sót và sẽ phát triển khi được dịp. Vì vậy, cơm nguội để thừa sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn này sinh sôi, có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa và cho dù bạn châm nóng lại cơm thì cũng không thể diệt được hết các vi khuẩn này.
Trứng
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không nên hâm lại để dùng, bởi món ăn này không nên tiếp xúc nhiều lần với nhiệt. Bởi, trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ từ 40-150 độ F (từ 4.5 – 65.6 độ C), khiến thực phẩm bị hỏng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Dầu ăn
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi dầu ăn cũng nằm trong danh sách những thực phẩm không nên tái sử dụng. Dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu hạt cải và các loại dầu khác… đều là những thực phẩm giàu omega-3 rất có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng đều rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi bạn làm nóng dầu để chiên, nó làm mất ổn định cấu trúc của dầu và phá vỡ nó xuống. Nếu bạn đã làm dầu nóng lên trên 190°C thì nó tích lũy chất độc HNE hoặc 4-hydroxy-2-trans-nonenal làm lipoprotein mật độ thấp trở nên xấu đi. Do đó, việc đun nóng dầu nhiều lần khiến chúng dễ phát sinh các độc tố gây hại cho sức khỏe. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Thịt gà
Một trong những thực phẩm bạn không nên hâm nóng để ăn lại là thịt gà. Bởi theo các chuyên gia y tế, thịt gà và thịt các loại gia cầm nói chung chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Do đó, tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội ở nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa. Nếu muốn hâm nóng để tái sử dụng, bạn nên nấu chín kỹ và bọc kín trong giấy nhôm, bạc để làm nóng đều thịt gà từ trong ra ngoài.
Hải sản
Đặc biệt, các loại hải sản như cá, tôm, cua nếu để lâu thường làm giảm lượng protein, và nếu hâm nóng nhiều lần cũng sẽ gây biến chất, làm tổn thương đến thận và gan khi ăn vào cơ thể. Do đó, trong trường hợp bạn mua nhiều hải sản, bạn ăn cho vài hộp đặt trong tủ đông và chỉ dùng lượng vừa ăn để chế biến.
Rau xanh
Các loại rau lá xanh cũng được các chuyên gia cảnh báo không nên hâm nóng lại để dùng. Vì trong các thực phẩm này rất giàu hàm lượng nitrat, điển hình như rau bina, súp lơ, dưa chuột… Nitrat rất dễ bị thiu, nhất là để qua đêm và biến chất thành nitrit khi hâm nóng lại nhiều lần. Nitrit là chất có thể gây ung thư. Vì vậy, khi thừa rau tốt nhất bạn nên bỏ đi, không để qua đêm hoặc hâm nóng lại.
Nấm
Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu, nấm chứa nguồn protein và khoáng chất dồi dào nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Chính vì vậy, nếu nấm không được bảo quản đúng cách, nấm cũng dễ bị mất chất.
Nấm khi nấu lại sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Trước hết là protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến đổi thành chất độc cho dạ dày. Hơn thế nữa, tim mạch của bạn sẽ có thể bị tổn hại nếu bạn sử dụng nấm đã nấu lại đấy!
Khoai tây
Tương tự, nếu chúng ta hâm nóng khoai tây một lần nữa thì không những không ngon mà còn tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn có tên Botulism khiến người ăn bị ngộ độc. Do đó, khoai tây cũng nên được ăn sau khi chế biến và cần đưa phần thực phẩm chưa dùng hết cất vào tủ lạnh vì nhiệt độ phòng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi sinh vật.
Đáng chú ý, nước lọcđun sôi để nguội cũng phải dùng hết trong ngày, không nên để lâu dễ phát sinh vi khuẩn. Việc nấu lại nước lại càng không nên vì dễ phát sinh độc tố.
Sữa mẹ
Bên cạnh đó, các bà mẹ bỉm sữa cũng cần lưu ý nên cho con được bú một cách tự nhiên là tốt nhất và tuyệt đối không nên vắt sữa để dư và hâm nóng lại cho trẻ uống. Bởi, sữa mẹ vắt ra để lâu trong không khí có thể bị nhiễm vi khuẩn, và việc hâm nóng cũng không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết