1. Khi bụng đói không thể uống sữa?
Sữa không giống như nước, nó không trực tiếp vào ruột (ruột non, ruột già), dẫn đến cơ thể không kịp hấp thu, trong sữa có hàm lượng chất đạm casein cao. Casein sẽ đông lại khi gặp axit dạ dày, có thể kéo dài thời gian lưu lại trong dạ dày, kéo dài thời gian tiêu hóa. Nhiều người lo lắng rằng uống sữa khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa bị lãng phí và trực tiếp phân hủy năng lượng.
Trên thực tế, ngoài protein, sữa còn chứa đường lactose (khoảng 4,5%) và chất béo (khoảng 3%) để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nên protein không tiêu hao nhanh như vậy. Tất nhiên, đối với một số ngườikhông dung nạp đường lactose, uống sữa khi bụng đói có thể gây ra tiêu chảy và đau bụng, nhưng sau một thời gian luyện tập (uống từng ít một và tăng dần số lượng), triệu chứng này sẽ giảm dần.
2. Khi bụng đói không nên ăn cà chua?
Theo một số thông tin cho rằng, ăn cà chua khi bụng đói, có một lượng lớn pectin trong cà chua sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, gây giãn dạ dày và đau dạ dày. Trên thực tế, đối với cà chua, hàm lượng chất xơ trong 100 gram chỉ là 1,2 gram và pectin chỉ chiếm một phần nhỏ của chất xơ, có nghĩa là cà chua không chứa nhiều chất pectin, cái gọi là giãn dạ dày và đau dạ dày cũng rất khó xuất hiện.
Những người khác nói rằng dinh dưỡng của cà chua tương đối ít và không phù hợp để ăn khi bụng đói. Thực tế thể rắn có trong cà chua là khoảng 5 gram (trên 100 gram), trong đó carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất có trong cà chua rất phong phú, do vậy không thể nói cà chua ít dinh dưỡng.
3. Khi bụng đói không nên ăn chuối?
Có một tin đồn cho rằng không thể ăn chuối khi bụng đói. Vì chuối chứa nhiều magiê, magiê là một yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng cho tim, ức chế tim mạch, do đó có hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, tin đồn trên là sai lầm, bởi hàm lượng magiê trong chuối không cao. Lượng magiêcó trong mỗi 100 gram chuối chỉ chiếm khoảng 8% nhu cầu magiê hàng ngày trong cơ thể con người, thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng magiêtrong thực phẩm như các loại hạt, rau, cá và ngũ cốc thô. Mặt khác, magiêlà một thành phần khoáng chất thiết yếu trong cơ thể con người, không gây hại cho tim.
4. Bụng đói không thể ăn sữa chua?
Một số người nói rằng uống sữa chua khi bụng đói sẽ làm tăng nồng độ axit dạ dày, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn và chức năng tiêu hóa của cơ thể. Tuy nhiên, thực tế độ axit của axit dạ dày cao hơn nhiều so với sữa chua. Khi sữa chua vào dạ dày, nó cũng làm giảm độ axit của axit dạ dày. Hơn nữa, pepsin cần hoạt động trong môi trường axit, vì vậy sữa chua không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường của nó.
5. Khi đói không nên uống trà?
Tin đồn cho rằng, bụng đói uống trà sẽ tiêu thụ một lượng caffeine nhất định, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường, dẫn đến khó chịu ở dạ dày. Trên thực tế, nếu là trà đặc, uống khi đói bụng rất dễ tiêu thụ quá nhiều chất caffeine, điều này sẽ kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nồng độ trà không cao lắm, một lượng nhỏ uống khi bụng đói cũng sẽ không có vấn đề lớn.
6. Khi bụng đói không thể uống mật ong?
Tin đồn cho rằng, uống mật ong khi bụng đói sẽ dẫn đến sự gia tăng độ axit trong cơ thể. Theo thời gian, rất dễ làm tăng nguy cơ loét dạ dày, đây thực sự là một hiểu lầm. Hàm lượng cao nhất trong mật ong là đường, miễn là không uống quá nhiều, nó không kích thích cơ thể.
Tuy nhiên, cũng có một số thực phẩm không nên ăn khi bụng đói, mọi người cần lưu ý
1, Thực phẩm cay: Đối với tất cả các loại thực phẩm cay ăn khi bụng đói rất dễ kích thích quá mức niêm mạc dạ dày, do đó không nên ăn khi bụng đói.
2, Rượu, bia, các loại đồ uống có ga: Đối với rượu, bia và đồ uống có ga, uống khi bụng đói có thể làm hỏng niêm mạc thực quản và niêm mạc đường tiêu hóa.
3. Thực phẩm có hàm lượng đường cao: Đối với người bình thường, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao khi bụng đói rất dễ gây ra vấn đề "ợ nóng". Do đó, các thực phẩm như bánh ngọt, kẹo,… tốt nhất không nên ăn khi bụng đói để tránh gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa.