Ai không nên ăn khoai tây?
10 loại thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ được khuyên dùng thường xuyên / 3 loại rau củ rẻ như cho, bán đầy chợ nhưng lại là "cứu tinh" của xương khớp
Lợi ích khi ăn khoai tây
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn khoai tây. Nguồn ảnh: Internet
Khoai tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể và đem lại một số lợi ích sức khỏe.
Tăng cường miễn dịch: Khoai tây cung cấp khoảng 45% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho cơ thể, giúp phòng chống cảm lạnh, chảy máu nướu răng, nhiễm trùng…
Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa: Lượng carbohydrate có trong khoai tây khiến chúng rất dễ tiêu hóa và chất xơ cũng giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
Hỗ trợ hoạt động tim mạch: Khoai tây rất tốt cho sức khỏe tim mạch do chất xơ cũng giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu. Ngoài ra, vitamin C và B6 còn giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch.
Làm đẹp da: Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho đều có thể giúp da bạn mềm mịn khi ăn khoai tây trực tiếp hoặc sử dụng mặt nạ khoai tây đắp mặt.
Những người không nên ăn khoai tây
Phụ nữ mang thai
Với đặc tính chống oxi hoá khoai tây có công dụng đẩy mạnh quá trình tiêu hoá, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đặc biệt, loại thực phẩm này cũng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó không nên ăn quá nhiều khoai tây bởi nó chứa vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường.
Người bị cao huyết áp
Không chỉ với riêng khoai tây chiên mà các món ăn từ khoai tây đều khiến bạn có nguy cơ tăng huyết áp. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là vì:
Khoai tây giàu potassium, loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp.
Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao, đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày