Ám ảnh những cái chết vì ngộ độc rượu mỗi dịp cuối năm
Nuôi con ăn rau rừng, uống nước lã, bán 400 ngàn đồng 1 kg thịt / Thưởng thức những món ngon giữa mùa đông Hà Nội
Năm 2017 cả nước xảy ra 10 vụ ngộ độc rượu với 115 người phải nhập viện, trong đó 11 người tử vong. Dù ngành y tế đã có nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm do ngộ độc rượu nhưng sang năm 2018 nhiều vụ ngộ độc rượu tiếp tục xảy ra dẫn đến những cái chết thương tâm.
Thống kê sơ bộ của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2018 cả nước có 91 vụ ngộ độc khiến hơn 2.700 người phải nhập viện, trong đó có 15 ca tử vong. Phần lớn số người chết kể trên là do ngộ độc rượu. Một số vụ nghiêm trọng đã xảy ra như: vụ 3 người chết tại Nghệ An do uống rượu ngâm rễ cây không rõ loại (tháng 3/2018); vụ 4 người chết tại Quảng Nam sau khi uống rượu từ lò tự nấu (tháng 3/2018); tháng 9/2018 tại Nghệ An tiếp tục có 1 ca tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây không rõ loại… rất nhiều nạn nhân khác đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng do rượu gây ra.
Nạn nhân ngộ độc rượu điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (ảnh: M.T)
Từ thực tế thống kê, theo dõi tình trạng ngộ độc rượu nhiều năm qua PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm nhận định: “Số vụ ngộ độc rượu thường tăng cao dịp cuối năm, Tết Nguyên Đán và những ngày lễ hội mừng xuân. Ngoài tình trạng ngộ độc thường gặp ở 2 loại rượu ethanol và methenol thì ngộ độc rượu ngâm các loại cây (không rõ loại) có chứa độc tố tự nhiên đang gây ra nguy hiểm khôn lường cho người dùng”.
Rượu ethylic (còn gọi là rượu ethanol) đây là loại rượu chưng cất không an toàn; cồn methylic (hay còn gọi là rượu methanol) là loại cồn công nghiệp được lén lút pha chế thành rượu.
Đây là những loại hóa chất độc hại, chỉ cần uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong. Riêng với loại rượu ngâm rễ cây chứa độc tố tự nhiên, đôi khi chỉ sử dụng với lượng rất ít cũng có thể dẫn tới cái chết cho người dùng.
Rượu bia quá chén còn là nguyên nhân dẫn tới tai nạn, ẩu đả, bệnh tật.
Ngoài nguy cơ tử vong, ngộ độc, uống rượu bia quá chén dẫn tới say xỉn còn là nguyên nhân của 31% vụ đánh, giết nhau, 33% vụ hiếp dâm, 18% tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác như gan, dạ dày, tim mạch, tâm thần… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người uống rượu và sự phát triển kinh tế, xã hội.
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc rượu vào dịp lễ tết, Cục An toàn Thực phẩm đang đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra xử lý các loại rượu không nhãn mác, gian lận thương mại.
Cục khuyến cáo cộng đồng không lạm dụng rượu bia trong ngày Tết, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính; không uống cồn công nghiệp; không uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu không công bố chất lượng; không uống rượu khi đang đói, mệt, đang uống thuốc điều trị; trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đời bạc tình thì tôi cũng bạc nghĩa, chỉ sau một cú điện thoại cả nhà chồng tôi phải ra đường sống...
Mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến tôi nghẹn ngào
Top 4 con giáp bứt phá thu nhập sau Tết Dương 2025, ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ
Ngày cuối năm 2024: 4 tuổi đằng Đông hốt bạc, đằng Tây gom vàng, tiền bạc ùn ùn kéo đến cửa
Những nốt ruồi 'vàng' này chính là bản đồ chỉ đường đến thành công và tài lộc, bạn có sở hữu không?
Đem 20 triệu đến cho mẹ chồng trả viện phí, tôi sững người khi nghe được cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng