Ăn cơm mỗi ngày nhưng ai cũng mắc phải 3 lỗi sai cơ bản gây hại dạ dày
Loại nước "thần thánh" giúp đẹp da, giảm mụn hiệu quả / Những thực phẩm hàng đầu ngăn ngừa loãng xương, chị em sau 30 nên ăn mỗi ngày
Ăn cơm chan canh
Ăn cơm chan canh là thói quen vô cùng phổ biến của người Việt. Nhiều người cho rằng, chan canh giúp ăn cơm dễ vào hơn và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Ăn cơm chan canh sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng, khi nhai, nước bọt sẽ được tiết ra không ngừng để làm ẩm thức ăn, từ đó giúp thức ăn dễ nhai, dễ nuốt hơn. Ngoài ra, enzym trong nước bọt cũng đóng vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Nhưng khi ăn cơm cùng canh, bạn có xu hướng không nhai kỹ cơm và thức ăn trước khi nuốt. Thức ăn chưa hấp thụ đủ nước bọt đã xuống dạ dày. Hơn nữa, do không được nhai kỹ nên thức ăn vẫn ở dạng cứng, chưa được nghiền nhỏ, dẫn tới thời gian lữu trữ trong dạ dày bị kèo dài. Lâu dần dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thói quen này vô cùng có hại đối với người bị đau dạ dày.
Đối với trẻ nhỏ, việc ăn cơm chan canh dẫn tới cảm giác no ảo. Lâu dài khiến trẻ hình thành thói quen lười nhai, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và làm thiếu chất.
Ảnh minh họa
Uống nước trong khi ăn
Một số người có thói quen đặt một cốc nước lọc hoặc nước ngọt có ga bên cạnh khi ăn cơm. Việc sử dụng các loại nước này đôi khi là một cách tăng cường khẩu vị, giúp người ta cảm thấy việc ăn uống hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, liên tục dùng đồ uống trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Tương tự như việc ăn cơm chan canh, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại do các enzym, dịch vị dạ dày bị nước pha loãng. Uống bất cứ loại nước nào cũng làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa.
Hơn nữa, các loại đồ uống có ga chứa lượng carbon dioxide lớn dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn áp dạ dày cấp.
Tốt nhất, bạn nên uống nước trước hoặc sau khi ăn khoảng 1 giờ, vừa bảo vệ dạ dày vừa giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn.
Ăn cơm nguội
Đôi khi chúng ta nấu quá nhiều cơm và thường cất chúng đi khi không ăn hết. Bữa sau lại đem cơm cũ ra hâm nóng hoặc để rang. Tuy nhiên, ăn nhiều cơm nguội không tốt cho sức khỏe.
Ngay cả khi cơm chưa xuất hiện các dấu hiệu biến chất rõ ràng như bị thiu, chua hoặc đã được hâm nóng thì chúng vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và gây ra ngộ độc. Ăn phải cơm nguội không đảm bảo chất lượng có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nông, tiêu chảy, mệt mỏi...
Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ. Khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên bỏ chỗ cơm đó đi ngay, không nên tiếc của mà sử dụng kẻo gây hại sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn