Đời sống

Ăn giá đỗ không đúng cách coi chừng trúng độc

Ăn giá đỗ có một số đại kỵ cần lưu ý bạn cần biết để không biến món ăn này thành "thuốc độc".

Cách muối dưa cải ngon mà các bà nội trợ cần biết / Cánh gà sốt me chua ngọt hấp dẫn

Giá trị dinh dưỡng của giá đỗ

Carbohydrate

Ăn giá đỗ không đúng cách coi chừng trúng độc

Ảnh minh họa.

Đối với một người trưởng thành có chế độ ăn cần hấp thu 2.000 calo, giá đỗ sẽ cung cấp từ 4–5,7% carbohydrate (trong tổng 225–325g) cơ thể cần hấp thu hàng ngày.

Giá đỗ chứa 2,4g chất xơ tiêu hóa trong mỗi 100g giá – khoảng 7% giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày đối với nam giới và 8,5% đối với nữ giới.

Chất đạm (protein)

Giá đỗ là một nguồn chứa đạm thực vật mức trung bình. Mỗi 100g giá cung cấp khoảng 5,3g protein – 11% giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày đối với nữ giới và 9,4% đối với nam giới. Protein chứa trong giá là dạng protein không hoàn chỉnh vì nó không cung cấp tất cả các loại axit amin mà cơ thể cần.

Ngoài các nguồn thịt cá, để hấp thu đủ các protein hoàn chỉnh đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn hãy ăn nhiều rau củ, đậu, hạt và ngũ cốc hàng ngày nhé.

 

Vitamin

100g giá đỗ xào chín chứa một nguồn cung cấp vitamin B, riboflavin, axit pantothenic, vitamin B6, thiamin và niacin tuyệt vời. Giá cũng là nguồn chứa vitamin C cao đáng kể (100g giá có khoảng 19,8mg vitamin C – tương đương 22% giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày đối với nam giới và 26% đối với nữ giới).

Khoáng chất

Giá đỗ đặc biệt giàu khoáng chất đồng, mỗi chén giá nấu chín chứa đến 316µg (tương đương 0,32mg). Trung bình một người trưởng thành cần hấp thu khoảng 0,9mg đồng mỗi ngày. Qua đó cho thấy một chén giá đỗ đã đáp ứng khoảng 35% nhu cầu dinh dưỡng này cho cơ thể.

Bên cạnh đó, 100g giá đỗ có chứa đầy đủ lượng chất sắt giúp cung cấp gần 30% nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu ở nam giới và 13% nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu ở nữ giới.

 

Ngoài ra, giá đỗ còn chứa thêm magiê, mangan và kẽm nữa đấy.

Giá đỗ ăn không đúng cách coi chừng nhiễm độc

Giá đỗ nhiễm khuẩn gây ngộ độc

Hiện nay, giá đỗ có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C. Đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.

Ăn nhiều giá đỗ gây hại đường tiêu hóa

 

Giá đỗ rất bổ nhưng mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày. Nếu ăn với số lượng nhiều sẽ khiến khí huyết ngừng trệ khiến người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tỳ vị yếu dẫn đến bệnh bề đường tiêu hóa.

Ăn giá đỗ khi đói

Vì giá đỗ tính hàn nên cần phải kiêng không ăn khi cơ thể bị đói sẽ gây đau bụng, không tốt cho dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính.

Ăn giá đỗ khi đang uống thuốc

Giá đỗ có tính giải các chất độc nhưng nó cũng giải luôn tác dụng của thuốc, vì thế nếu bạn đang uống thuốc điều trị một căn bệnh nào đó không nên ăn giá đỗ gần với khi uống thuốc.

 

Những người không nên ăn giá đỗ

Người viêm dạ dày mãn tính thì không nên ăn giá đỗ. Đó là những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, và chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Những người này nếu ăn giá đỗ càng làm bệnh tình trở nên nặng thêm, thậm chí có thể bị đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, huyết khí ngừng trệ làm cho cơ bắp khớp bị đau nhức, tỳ dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa ví dụ như là bị viêm dạ dày mãn tính.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm