Đời sống

Ăn gừng mỗi ngày có tốt không? Ăn gừng có nóng trong không?

Gừng được biết đến là một loại gia vị vừa dùng trong nấu nướng, vừa dùng để làm thuốc tăng cường và đối phó với một số bệnh tật như cảm cúm, cảm lạnh, đau họng,...

Khi tôi rủ chị hàng xóm đi bộ để giảm béo bụng, nào ngờ chị cười và nói: "Cái này phải về hỏi chồng em là rõ thực hư thôi" / Vừa báo tin vui, em chồng tức giận hất văng cả mâm cơm, tôi khóc nức nở với lời cáo buộc sau đó

Gừng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó thuộc họ Zingiberaceae, bao gồm nghệ, bạch đậu khấu và riềng. Gừng có thể được tiêu thụ dưới nhiều dạng như gừng tươi, gừng sấy khô, bột gừng, gừng ngâm hoặc dầu gừng, nước ép gừng,...

1. Tác dụng của gừng đối với sức khỏe

Theo Healthline, dưới đây là những tác dụng của việc ăn gừng đối với sức khỏe dựa trên những nghiên cứu khoa học:

- Chứa gingerol với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ

Gừng có lịch sử lâu đời trong các bài thuốc y học cổ truyền và y học hiện đại để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn và chống lại bệnh cúm hay cảm lạnh thông thường.

Tất cả là nhờ hợp chất gingerol - là một hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giảm thiểu nguy cơ tổn thương do các gốc tự do trong cơ thể gây ra.

Ăn gừng mỗi ngày có tốt không? Ăn gừng có nóng trong không?- Ảnh 1.

Gừng chứa gingerol là hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ (Ảnh: Internet)

Bài thuốc chống lại bệnh cúm từ gừng: Chuẩn bị vài lát gừng tươi và ngâm trong nước sôi từ 10 - 15 phút rồi uống. Để tăng hương vị, có thể thêm mật ong, chanh.

- Giảm buồn nôn

Gừng đã được chứng minh là giúp giảm buồn nôn, bao gồm cả buồn nôn có liên quan tới thai kỳ (hay còn được gọi là ốm nghén); buồn nôn sau phẫu thuật do tác dụng phụ hoặc buồn nôn có liên quan tới hóa trị trong ung thư.

Tuy nhiên với phụ nữ mang thai gần tới thời gian chuyển dạ, người có tiền sử sảy thai hoặc chảy máu âm đạo hoặc người bị rối loạn đông máu không nên ăn gừng.

Bài thuốc giảm buồn nôn từ gừng: Ngậm một lát gừng tươi có rắc một ít muối. Hoặc lấy gừng tươi giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, khi uống pha theo tỷ lệ một thìa cốt gừng vào một cốc nước lớn.

 

- Có thể giúp giảm cân

Theo Healthline, một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng gừng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc giảm cân, giảm tỷ lệ eo - hồng và vòng mông ở những người bị thừa cân, béo phì nhờ khả năng giảm viêm của gingerol vàshogaols. Những hợp chất này có thể có lợi trong quá trình đốt cháy và lưu trữ chất béo phức tạp của cơ thể.

Ăn gừng mỗi ngày có tốt không? Ăn gừng có nóng trong không?- Ảnh 2.

Gừng hỗ trợ giảm cân nhờ tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo (Ảnh: Internet)

Bài thuốc giảm buồn nôn từ gừng: Chuẩn bị giấm táo hoặc chanh cùng gừng để pha trà. Loại nước này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ngăn chặn sự thèm ăn, từ đó giúp giảm cân. Ngoài ra, giấm táo hay chanh đều giàu chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

- Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

 

Viêm xương khớp có liên quan tới thoáihoáikhớp có thể dẫn tới các triệu chứng như đau và cứng khớp. Theo một nghiên cứu trên NCBI, những người tham gia dùng 0, 5 - 1 gam gừng mỗi ngày trong 3 - 12 tuần đã cho thấy những cơn đau viêm khớp được giảm nhẹ.

Bài thuốc từ gừng chữa đau xương khớp mùa lạnh: Ngâm chân, tay hoặc tắm với nước thảo dược có thành phần là gừng tươi. Hoặc sử dụng gừng rang với muối hột chườm lên vùng đau.

Nếu như Hàn (thời tiết lạnh) là nguyên nhân gây đau nhức khớp, thì rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài khớp giúp làm ấm nóng, tăng tuần hoàn máu có thể giúp giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng cần thận trọng không nên lạm dụng.

- Điều trị khó tiêu mãn tính

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm