Đời sống

Ăn khoai lang kiểu này là đang rước độc hại vào người cần bỏ gấp

Ăn khoai lang kiểu này là đang rước độc hại vào người cần bỏ gấp - đừng chủ quan mà bệnh lúc nào chẳng hay.

Thực phẩm "cấm ăn" khi bụng đói kẻo hại dạ dày và ruột từng ngày, hối hận cũng muộn / Những loại thực phẩm rẻ tiền có tác dụng dưỡng nhan, ăn vào 'trẻ ra 10 tuổi', da căng mịn như em bé

khoai-lang
Ảnh minh họa

Khoai lang giàu tinh bột, đường, chất xơ, Vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant), vitamin B6, kali, sắt,…

Do thành phần dinh dưỡng phong phú mà khoai lang có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, kháng viêm cực công hiệu, tốt cho hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát triển và hình thành các tế bào ung từ các gốc tự do.

Bên cạnh đó khoai lang còn có tác dụng giải nhiệt, trị táo bón, điều chỉnh tiêu hóa, giảm cân, làm đẹp da rất hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những sai lầm khi ăn khoai lang:

Ăn vỏ khoai lang

 

Ai cũng biết rằng, vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón. Tuy vậy, ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa của con người. Khi mua khoai lang bạn nên để ý những củ khoai bị sần, thậm chí có những nốt nâu đốm giống như bị ong châm. Hãy nhớ những củ khoai như thế có khả năng bị nhiễm độc, hỏng.

Không ăn củ có đốm đen

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ bị hà, xuất hiện đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên ăn tiếp. Tuy nhiên khi xuất hiện vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay nướng khoai trong chậu than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn không nên tiếc của gọt những đốm đen để sử dụng tiếp mà nên vứt bỏ đi.

Không ăn khoai thay cơm

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung các dưỡng chất khác lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

 

Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

khoai-lang1
Ảnh minh họa

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược a-xít, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn quá nhiều

Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm