Đời sống

Ăn lựu tốt đủ đường vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng một số người nên tránh xa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn quả lựu, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh như bệnh viêm dạ dày hay bệnh đái tháo đường.

Bác sĩ khuyên: 4 kiểu người này tuyệt đối không nên ăn thanh long, ăn vào dễ “đoản thọ” / Cà chua tốt cho sức khỏe nhưng có những người không nên ăn

Ăn lựu tốt đủ đường vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng một số người nên tránh xa ảnh 1
Ảnh minh họa.

Những lợi ích của quả lựu

Chống viêm khớp

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp. Lựu giàu chất chống viêm giúp giảm viêm và giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy chiết xuất lựu làm giảm các dấu hiệu sinh học của viêm khớp dạng thấp và stress oxy hóa.

Những người uống chiết xuất lựu 2 lần/ngày ít bị sưng, đau các khớp hơn nhóm dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu tin rằng lựu có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa.

Hỗ trợ trị rối loạn cương dương

 

Tác dụng của nước ép lựu trong việc cải thiện khả năng tình dục ở nam giới đã được chứng minh.

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy uống nước ép lựu nguyên chất mỗi ngày giúp kiểm soát chứng rối loạn cương dương. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hàm lượng chất chống ôxy hóa trong trái lựu có thể ngăn chặn các gốc tự do ức chế lưu lượng máu tới cơ quan sinh dục.

Tăng cường ham muốn

Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Queen Margaret từ Edinburgh, nước ép lựu có thể có tác dụng như một chất kích dục tự nhiên và tăng cường ham muốn tình dục ở cả hai giới. Nó không chỉ cải thiện các đặc tính tình dục thứ phát ở nam giới mà còn tăng cường nhu cầu tình dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới cũng như nữ giới uống một cốc nước ép lựu mỗi ngày trong ít nhất 15 ngày cho thấy tăng vọt hormone testosterone, vốn được cho là tăng cường ham muốn tình dục.

Cải thiện chất lượng tinh trùng

 

Một nghiên cứu năm 2008 được đăng trên tờ Journal Clinical Nutrition chỉ ra rằng uống một cốc nước ép lựu mỗi buổi sáng không chỉ cải thiện chất lượng tinh trùng mà còn cải thiện ham muốn tình dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy nó cũng làm tăng độ tập trung và độ di động của tinh trùng cùng với cải thiện mật độ tế bào sinh tinh và độ dày lớp mầm, giúp hỗ trợ sinh sản tinh trùng. Ngoài ra, nó cũng làm giảm số lượng tinh trùng bất thường so với những người không uống nước ép lựu.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Nhờ có chứa hàm lượng lớn chất polyphenol và các chất chống oxy hóa nên quả lựu có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư rất hiệu quả.

Chính vì thế, lựu được xem là loại quả rất có ích trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ngăn chặn các hormone aromates - đây được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, lựu còn chứa rất nhiều vitamin C nên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư.

Ổn định huyết áp

 

Nước lựu có công dụng làm giảm viêm mạch máu và huyết áp cao. Nước lựu hoạt động như một aspirin tự nhiên giúp kiểm soát lưu lượng máu trong cơ thể rất tốt.

Ngăn ngừa thiếu máu

Lựu có chứa hàm lượng chất sắt cao giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào máu đỏ, vì vậy lựu có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa thiếu máu. Lựu cũng được xem là một bài thuốc tuyệt vời giúp chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả, bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt lựu rồi nhỏ vào mắt bị đau sẽ cải thiện tình trạng đau mắt đỏ rất tốt.

Ăn lựu tốt đủ đường vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng một số người nên tránh xa ảnh 2

Những người không nên ăn lựu

Người bị viêm loét dạ dày: Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu nhất là đối với người mắc bệnh viêm dạ dày.

 

Bệnh nhân cúm:Những người mắc bệnh cảm cúm không nên ăn lựu.

Người bệnh mắc bệnhđái tháo đường:Tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong máu , nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Những người sâu răng:Những người sâu răng không nên ăn lựu bởi trong lựu chứa nhiều đường khiến cho bệnh tình của bạn nặng thêm. Bên cạnh đó, hạt lựu cũng dễ bị dính vào những chỗ sâu của bạn gây đau nhức. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.

Trẻ con:cũng phải hạn chế ăn lựu, nếu ăn nhiều sẽ làm nóng trong người ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, hoặc gây rôm sảy, mụn nhọt cho bé.

Ăn lựu tốt đủ đường vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng một số người nên tránh xa ảnh 3

Lưu ý khi ăn lựu

 

Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.

Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lựu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để được cốc nước ngon thơm ngon như ý.

Chọn mua lựu ở địa chỉ uy tín

 

Mua lựu ở những cửa hàng có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Lựa chọn quả lựu còn tươi, chín mọng không nên ham rẻ lựa chọn quả có dấu hiệu bị hỏng.

Ăn lựu tốt đủ đường vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng một số người nên tránh xa ảnh 4

Thực phẩm 'đại kỵ' với lựu

Quả mơ

Lựu và quả mơ khi ăn cùng nhau sẽ gây một số vấn đề dạ dày. Đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein và do đó nó làm chậm quá trình tiêu hóa.

Sữa

 

Vì khi kết hợp lựu với sữa sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất. Vì protein trong sữa một khi gặp axit trong lựu sẽ bị ngưng đọng, từ đó ảnh hưởng tới việc tiêu hóa hấp thụ sữa. Chúng cũng gây nên tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm