Đời sống

Ăn mướp đắng không đúng cách cực nguy hiểm cho sức khỏe

Mướp đắng mà dùng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.

4 thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu mẹ cho bé ăn vào mùa đông lại gây hại, hãy tránh xa / Cách phòng ngừa tác hại của khói hương đối với sức khỏe, nhớ lưu lại để áp dụng trong ngày Tết

Theo Zing, mướp đắng (hay khổ qua) là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt…

Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.

Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Tuy nhiên, nếu ăn nhiều mướp đắng quá sẽ gây hại cho sức khỏe.

Làm tăng men gan

mướp đắng
Ăn quá nhiều mướp đắng có thể khiến bạn bị tăng men gan.

Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến các enzyme gan tăng cao, làm thay đổi hình dáng của tế bào gan. Bên cạnh đó mướp đắng còn chứa chất độc có tên là vicine gây ra hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Nếu bạn ăn phải mướp đắng được trồng tại những vùng bị nhiễm kim loại nặng thì có thể sẽ bị ngộ độc, gây tổn hại cho gan.

Nguy cơ hạ đường huyết

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có thể khiến cơ thể hạ đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.

Thực ra, tính năng này của mướp đắng thì rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường vì nó giúp làm ổn định đường huyết và làm chậm quá trình biến chứng ở võng mạc của người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người có huyết áp thấp thì không nên sử dụng.

 

Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản

Nếu ai đang mong có con thì cần loại khổ qua khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ăn nhiều khổ qua sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.

Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái khổ qua còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, mọi người không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.

Thiếu máu tan huyết

 

Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt.

Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường. Khi tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm