Đời sống

Ăn những phần này của lợn coi chừng rước bệnh vào người

Là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, tuy nhiên một số phần của thịt lợn lại chứa nhiều độc tố bạn nên lưu ý khi ăn.

6 thực phẩm càng nấu chín kỹ càng giàu canxi, khoáng chất, có thể giúp bé yêu của bạn chân dài như siêu mẫu / Ăn những thực phẩm này đều đặn, cả đời không lo ung thư gan hay gan nhiễm mỡ

chan-gio-lon
Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của lợn, bạn nên lưu ý để bảo vệ cho sức khỏe gia đình

Gan lợn

Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.

Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi và rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.

Chân giò, móng giò

 

Chân giò, móng giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Tuy nhiên, lượng chất béo ở chân giò, móng giò không tốt cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều.

Đó là chưa kể chân giò có nhiều chất béo, điều này sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và không tốt với người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.

Phổi lợn

Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày.

Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

 

phoi-lon
Ảnh minh họa.

Theo kết quả kiểm nghiệm, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi.

Lưu ý khi ăn thịt lợn

Thịt lợn có hai loại nạc và mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.

Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.

 

Đặc tính của thịt lợn là mô xơ của thịt lợn mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.

Lưu ý, thịt lợn có những trường hợp bị lợn gạo lẫn trứng trùng của các con sán. Khi mua cần chú ý kiểm tra thịt kỹ. Mua phải lợn gạo thì không nên ăn thịt vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên phải chọn những loại thịt tươi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm