Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc
Những thực phẩm "nuôi" lá phổi khoẻ mạnh không phải ai cũng biết / Bất ngờ công dụng tốt cho sức khỏe của một số thực phẩm phổ biến
Trong cuộc sống, rất nhiều người thích ăn một số nội tạng động vật, tiêu biểu như hoa bầu dục (món ăn làm từ thận của lợn, dê), tim, gan, cật, lòng, não… Theo các chuyên gia, nội tạng động vật cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt, ví dụ như tim heo chứa nhiều chất sắt rất tốt cho người bị thiếu máu. Óc heo cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 và vitamin C dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, gan, thận động vật còn chứa nhiều vitamin tan trong chất béo…
Tuy nhiên, điều khiến mọi người lo ngại chính là các cơ quan nội tạng của động vật đều “có độc”, đặc biệt là gan và thận. Bởi vì gan là cơ quan giải độc, thận là cơ quan bài tiết độc tố ra ngoài, vì vậy động vật trong quá trình chăn nuôi, khó tránh khỏi việc tồn tại một số “độc tố” trong các cơ quan nội tạng.
Vậy nội tạng động vật thật sự không thể ăn không? Thực tế cũng không nhất thiết, chỉ cần làm tốt 3 điểm dưới đây, thì có thể ăn nội tạng động vật một cách an toàn.
1. Số lần ăn nội tạng phải được kiểm soát

Mỗi tuần chỉ nên ăn nội tạng động vật 1-2 lần
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, khi ăn nội tạng động vật nhất định phải kiểm soát số lần sử dụng, cố gắng không ăn quá nhiều nội tạng động vật, số lần ăn nội tạng mỗi tuần tốt nhất là 1 đến 2 lần, lượng ăn mỗi lần tốt nhất là không vượt quá 100g.
Bởi vì các chất dinh dưỡng nội tạng của động vật rất phong phú, tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự tích tụ quá nhiều vitamin trong cơ thể, điều này cũng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn chỉ ăn gan gà hoặc gan lợn, thì mỗi loại sẽ được kiểm soát tốt nhất khoảng 50g.
2. Nội tạng động vật nhất định phải được nấu chín
Nội tạng được làm sạch và nấu chín mới có thể loại bỏ được độc tố tích tụ
Nội tạng của động vật nhất định phải nấu chín mới được ăn, bởi vì các cơ quan nội tạng có trách nhiệm giải độc, và một số độc tố chắc chắn sẽ tồn tại. Nếu bạn ăn các cơ quan nội tạng chưa nấu chín, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm và tiểm ẩn các nguy cơ khác đối với cơ thể.
3. Chọn nguyên liệu tươi mới, tránh nội tạng cũ hỏng, ôi thiu
Trong thực tế, các cơ quan nội tạng của động vật sẽ không tốt nếu chúng không được lấy ra từ những động vật khỏe mạnh. Những loại nội tạng từ động vật mắc bệnh hoặc không còn tươi, có thể sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được nấu chín hoàn toàn có thể khiến nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, trong việc lựa chọn các bộ phận động vật, bạn phải chọn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, từ động vật khỏe mạnh. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn thực phẩm, tốt nhất là hạn chế ăn.
Cách chọn nội tạng động vật tươi ngon?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

'Người thân không chia sẻ của cải, nếu chia sẻ của cải thì không có liên hệ với nhau', 3 câu cổ nhân để lại là thước đo của con người
Mẹ chồng âm mưu chiếm hết tài sản cho con riêng, tôi lạnh lùng tung ra bằng chứng khiến bà chết lặng
Chồng ném 500 triệu yêu cầu tôi ở nhà, chưa kịp mừng thì mẹ đẻ gọi điện báo tin sốc!
Thầy phong thủy nói: Không nên đặt thêm 3 thứ trước cửa nhà, sẽ “ảnh hưởng đến phúc khí”. Chẳng trách gia đình “nghèo khó bấy lâu nay”
Top con giáp nữ mang mệnh quý nhân, đem tài lộc và may mắn đến cho 'nửa kia', đừng nên phụ lòng kẻo cả đời hối hận
3 con giáp nữ sống hạnh phúc sau khi kết hôn, được chồng yêu thương, con cái hiếu thảo, hầu bao rủng rỉnh