Đời sống

Ăn Tết tùy theo sức khỏe

Trong những buổi gặp gỡ với người thân, bạn bè trong dịp Tết không thể thiếu những bữa tiệc linh đình với những món ăn giàu đạm, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo - những món khoái khẩu nhưng rất hại cho sức khỏe. Vì thể, để không bị ốm sau mỗi dịp Tết, chúng ta hãy nhập tiệc tùy theo sức khỏe của mình.

Cách làm món canh rau củ nấu vo ngon ngọt, bổ dưỡng / Hướng dẫn làm món mỳ ống trộn rau củ quả


Ảnh minh họa
Các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết như bánh chưng, dưa hành, thịt đông, giò xào, canh măng, bánh mứt kẹo, rượu bia… không tốt cho sức khỏe của người cao tuổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, gout. Để có những ngày Tết an toàn, trọn vẹn, tràn đầy hạnh phúc, những người thuộc nhóm trên cần hết sức thận trọng khi ăn uống.

Người cao tuổi: Các bữa ăn của người cao tuổi trong ngày Tết nên cố gắng bám sát bữa ăn của ngày thường, không thay đổi quá nhiều về số lượng cũng như chất lượng bữa ăn, món ăn. Do ngày Tết thường sẽ tăng các bữa ăn phụ, vì vậy các bữa chính nên ăn 80-90% so với thường ngày. Nên ăn uống đúng giờ.

Nên ăn thịt nạc, cá, đậu phụ, cơm tẻ. Ăn giới hạn các thức ăn có nhiều mỡ như thịt đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan. Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như các loại bánh, mứt, kẹo...

Trước bữa ăn, người cao tuổi có thể dùng chút rượu nhẹ như rượu vang (dưới 100 ml/bữa ăn, dưới 300 ml/ ngày) để khai vị.

Nên ăn bổ sung thêm các loại rau màu xanh, các loại gia vị, quả chín như cam, quýt, đu đủ, chuối… Nên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc, hấp, tránh chiên, xào, rán, nướng, quay.

Người cao tuổi nên uống từ 1,5-2 lít nước/ngày, vì nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen... Cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống.

 

Người bị đái tháo đường: Nên cố gắng đảm bảo ăn theo giờ nhất định, tránh bỏ bữa. Giữ số lượng thực phẩm không thay đổi nhiều so với ngày thường.

Một số món ăn truyền thống trong ngày Tết như xôi, bánh chưng có chứa nhiều chất bột đường nên lưu ý chỉ ăn vừa đủ. Các món ăn như măng, chả, giò xào, thịt đông có nhiều chất béo, nên ăn số lượng vừa phải.

Nên tăng cường ăn rau vì trong Tết ăn nhiều món giò, chả, thịt các loại.

Ăn hạn chế ăn mứt, kẹo, hoa quả ngọt, đặc biệt là nước ép hoa quả có đường. Các loại hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ cung cấp chất béo, nhiều năng lượng, vì vậy cũng nên hạn chế.

Với rượu bia cần hạn chế tuyệt đối. Nếu uống, chỉ tối đa 200 ml bia hoặc 70 ml rượu vang. Chỉ uống rượu bia sau khi đã ăn được một lúc, không uống khi đói, không uống say vì có nguy cơ bị hạ đường huyết.

 

Kẻ thù đầu tiên của người tăng huyết áp là chất béo, vì vậy các món ăn giàu chất béo trong ngày Tết như thịt đông, giò xào, bánh chưng… cần hạn chế. Thay vì đó, nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ trong mâm cơm ngày Tết vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người tăng huyết áp.



Người bị tăng huyết áp: "Nói không với các món ăn mặn như dưa muối, hành muối, các món hun khói, xúc xích… vì khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây tăng huyết áp.

Để ngừa tăng huyết áp nên hạn chế uống rượu. Nếu có uống thì nên giới hạn ở mức độ không quá 50 ml rượu mạnh, 150 ml rượu vang và 350 ml bia. Người bị tăng huyết áp cũng nên hạn chế uống nước chè, cà phê, hút thuốc lá

Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, đây là những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới huyết áp.

 

Người mắc bệnh gout: Nên ăn nhiều rau, củ quả, trừ quả bơ, súp lơ, cải bó xôi, măng tây, măng tre, nấm, các loại hạt đậu, dọc mùng.

Nên ăn ngũ cốc, bơ, các loại hạt, đặc biệt trứng, sữa. Nên ăn cá thay cho thịt, nhưng hạn chế cá hồi, cá mòi, cá trích, nước mắm cốt cá cơm.

Uống 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.

Bánh chưng, dưa hành, thịt đông là 3 món cần tránh vì bánh chưng làm tăng sưng viêm, thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao.

Hạn chế tối đa các loại thịt đỏ vì thịt đỏ chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gout ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau.

 

Đặc biệt nói không với nội tạng động vật, tôm càng, cua biển có nhiều gạch, trứng vịt lộn, gà tây, ngỗng… vì vừa giàu đạm vừa giàu purin, có thể gây ra các cơn đau gout cấp bất cứ lúc nào.

Không nên uống bia rượu: Theo nghiên cứu, tỷ lệ những người uống bia bị gout cao nhất, tiếp đến là rượu trắng, rồi đến rượu vang. Khi uống bia rượu nên uống nhiều nước lọc từ 2-3 lít.

Hạn chế tối đa các món ăn truyền thống của ngày Tết như bánh chưng, thịt đông, giò thủ, canh măng, các loại thịt xông khói, pho mai, thịt vịt và ngỗng béo, nội tạng động vật.


Người bị mỡ máu cao: Nên ăn thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ, ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương.

 

Các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng, bơ thực vật, các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh cũng không nên ăn nhiều. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 g/ngày.

Nên ăn nhiều rau, hoa quả. Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

Ăn nhiều rau quả, khoảng 500 g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Theo baochinhphu.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm