Đời sống

Ăn trứng lộn rất tốt nhưng ăn vào buổi sáng hay tối mới chuẩn?

Thời điểm nào trong ngày ăn trứng vịt lộn tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết này.

Mật ong rất tốt nhưng không kết hợp với 3 loại thực phẩm này kẻo dễ gây họa sát thân / Thực phẩm giúp bạn cải thiện vòng 2 hiệu quả

Thời điểm nào trong ngày ăn trứng vịt lộn tốt nhất?

Theo vùng miền trên đất nước Việt Nam, ở miền Bắc người ta thường ăn sáng bằng trứng vịt lộn, còn ở miền Nam thì ngược lại, họ hay ăn trứng vịt lộn bắt đầu từ chiều cho đến tối. Vậy ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu hóa, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi đầy bụng, không tiêu hóa được và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

trung-vit-lon-ky-voi-cai-gi
Ảnh minh họa.

Bởi vì trong trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao nên chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng. Sáng cũng là lúc cơ thể diễn ra quá trình trao đổi chất nhiều nhất, nhanh chóng hấp thu và tiêu hao calo.

Nếu muốn sử dụng trứng lộn như món ăn bồi bổ cho trẻ, mẹ nên biết:

Với trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng đầy bụng, tiêu chảy...

Với trẻ lớn hơn, chỉ nên cho bé ăn nửa quả trứng vịt (tương đương 4 - 5 quả trứng cút) mỗi lần và một tuần 1 - 2 lần.

Ngoài ra, trẻ bị tiểu đường, tim mạch... không nên hoặc hạn chế ăn trứng lộn vì sẽ làm tắc nghẽn động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng. Và nếu cho trẻ ăn trứng lộn thì nên cho ăn vào buổi sáng là tốt nhất, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc.

 

Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Trong đó trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.

Tuy nhiên, “ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút”, PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Hữu Nghị, cho biết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm