Ăn uống theo bí quyết này giúp bạn phòng bệnh suốt đời, không bao giờ mắc ung thư
Nếu có những dấu hiệu này, coi chừng xuất huyết dạ dày nguy hiểm tính mạng / Bạn có thể chết sớm nếu gặp dấu hiệu này mà không đi khám ngay
Nghiên cứu tại Bệnh viện Giải phóng Trung Quốc cho biết, các yếu tố dinh dưỡng tác động trực tiếp đến bệnh ung thư bao gồm hai loại:
- Một là ung thư hệ thống tiêu hóa như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết.
- Hai là ung thư có sự liên quan đến mức độ hormone như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và những bệnh ung thư liên quan khác.
Nhai cà rốt
Chỉ cần ăn vượt quá nhu cầu hơn 100 calo mỗi ngày có thể dẫn đến tăng 5 kg một năm. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân góp phần dẫn đến 10 loại ung thư bao gồm đường ruột, vú và gan.
Bạn không nhất thiết phải từ bỏ các bữa ăn nhẹ, chỉ cần thay thế chúng bằng những thực phẩm ít calorie. Chẳng hạn nên thay khoai tây chiên bằng các loại rau như cà rốt. Nếu không thể từ bỏ thói quen ăn ngọt, hãy thay thế bằng một thanh chocolate nhỏ dưới 100 calo.
Ăn chay mỗi tuần một ngày
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột.Cách chế biếnthịt như xông khói, dăm bông có nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Chất gây ung thư có thể được hình thành trong quá trình bảo quản thịt bằng hóa chất, phơi hay muối.
Lựa chọn chế độ ăn không có thịt một ngày mỗi tuần hoặc thêm cá vàothực đơnmang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Nguyên tắc khoa học cơ bản và đơn giản nhất sau đây sẽ giúp bạn "soi chiếu" và áp dụng hiệu quả.
Nguyên tắc cân bằng thực phẩm
Cách ăn dựa trên nguyên tắc "4 nhiều, 3 ít": Cơ sở nền tảng nhất của cách ăn uống phòng ngừa ung thư chính là "sự cân bằng". Cho dù cuộc sống có đầy đủ thừa thãi đến đâu, cũng không có nghĩa là bạn có thể "muốn ăn gì thì ăn" được.
Một chế độ ăn uống hợp lý cần phải dựa trên nguyên tắc "2 giàu, 1 nghèo", đó là giàu vitamin, chất xơ, nghèo chất béo. Vitamin chủ yếu có nhiều trong các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt. Cellulose cũng có nhiều trong trái cây và rau quả.
Đồng thời bạn cần kiểm soát việc ăn ít chất béo từ thịt gia súc. Nên thay thế thịt đỏ bằng thịt gà, cá và các loại thịt trắng khác. Nói như vậy không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được ăn chất béo, mà nên cố gắng để đảm bảo một chế độ ăn uống đa dạng. Cách dễ nhất chính là lựa chọn thực phẩm dựa trên số lượng màu sắc món ăn sử dụng trong một ngày.
Mỗi ngày nên ăn đủ từ 5-7 loại màu sắc là tốt nhất và nghiêm túc duy trì thành thói quen. Nhóm thực phẩm có màu trắng cótác dụngchống ung thư tốt như hành tây, tỏi, bắp cải, súp lơ.
Đối với những thực phẩm hạt khô như kê, ngô, yến mạch và những ngũ cốc khác nên ăn thay đổi hàng ngày với số lượng thích hợp nhất là khoảng 100 gram/ngày.
Ông Mã Quân Sinh, viện phó Viện dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm dự phòng và điều trị ung thư Trung Quốc cho biết, nếu cứ ăn uống cân bằng đều đặn thì việc phòng ngừa ung thư hoàn toàn đạt hiệu quả tốt.
Nguyên tắc chế biến
Chuyên ra chỉ ra rằng, ngay cả khi bạn đã chọn được thực phẩm tốt, nếu cách chế biến, kết hợp thức ăn không hợp lý khi nấu ăn cũng có thể phát sinh rất nhiều chất gây ung thư. Nguyên tắc "3 ít" nhất định bạn nên tuân thủ.
1. Ít dư lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật
Nguyên nhân gây ra ung thư có sự bắt nguồn rất lớn từ phân bón, thuốc trừ sâu và dư lượng hóa chất trong thực phẩm. Khi chế biến những trái cây như dưa chuột, ớt xanh, cà rốt, mướp đắng nên ngâm nước ấm trong 1-2 phút, sau đó cọ bằng bàn chải, rửa sạch.
Cải thảo, cải bắp và những món rau có nhiều lớp lá, nên gỡ bỏ lớp lá ngoài, rửa kỹ từng lá bên trong dưới vòi nước để làm giảm tác hại của thuốc trừ sâu. Những loại dưa và rau quả không dễ hư hỏng nên phơi một chút dưới nắng mặt trời để phân hủy bớt dư lượng thuốc trừ sâu.
2. Ít ăn muối
Muối cũng có mối liên hệ khá thân thiết với bệnh ung thư. Các chuyên gia cho rằng, bệnh ung thư xảy ra khá nhiều ở các nước châu Á, chẳng hạn như người Hàn Quốc yêu thích ăn mặn nên số người mắc ung thư dạ dày có tỉ lệ khá cao. Tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc cũng có tỉ lệ ung thư dạ dày tương đối cao.
Do đó, để có thể phòng ngừa ung thư, mỗi người không nên ăn quá 5 gram muối/ngày. Đồng thời bạn cũng phải chú ý đến những thực phẩm chứa muối "ẩn" như bột nêm, bột ngọt, nước tương, gia vị đóng gói.
3. Ít chiên rán
Bạn nên hạn chếcách chế biếnthực phẩm bằng chiên rán bởi thực tế cho thấy, khi nấu với nhiệt độ dầu quá cao, món ăn sẽ tạo ra rất nhiều benzopyrene, acrylamide và chất gây ung thư khác. Nếu sử dụng lại dầu cũ thì nguy cơ ung thư còn cao hơn rất nhiều lần.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn thực phẩm chiên, nhiều khả năng sẽ tự phát triển bệnh ung thư phổi, ung thư ruột kết.
Ngoài ra, khi chế biến món thịt nướng, người ta cũng sẽ dùng nhiều chất bất lợi cho sức khỏe để ướp thức ăn, làm tăng thêm nhiều chất gây ung thư. Ngược lại, bạn nên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc, hầm sẽ lành mạnh hơn, ít carbon hơn.
Trong trường hợp không thể vượt qua được sự cám dỗ của thức ăn nướng, bạn có thể ăn một trái kiwi sau bữa ăn. Cách này giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của độc tố vào cơ thể sau khi ăn thực phẩm chiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Câu chuyện đám cưới đầy kịch tính: Người yêu cũ bất ngờ xuất hiện, ôm hôn chú rể và cái kết bất ngờ khiến ai nấy đều hả hê
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Chuyển nhà chuẩn phong thủy: 3 'bảo bối' cần phải mang theo để hút tài lộc, gia đạo hưng thịnh
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ