Đời sống

Ăn vải rất tốt nhưng chớ dại ăn vào thời điểm này kẻo rước bệnh vào người, nguy hiểm khó lường

Vải là loại trái cây phổ biến, được yêu thích trong mùa hè. Bên cạnh những lợi ích, chúng còn có những tác hại, tác dụng phụ ít người biết, nhất là khi ăn vào thời điểm này.

8 cách bù đắp sức khỏe đơn giản cho người hay thức khuya / Dùng đậu bắp kiểu này bổ hơn 'nhân sâm', vừa tốt cho sức khỏe lại trị được 'bách bệnh'

1. Thời điểm không nên ăn vải

Ăn khi đói

Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Theo TS Sơn, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.

Empty
Ảnh minh họa

Nếu gặp hiện tượng say vải, bạn nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe. Điều đó giúp bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.

Ăn vải thiều khi bị mụn nhọt

Quả vải chứa nhiều đường, lại có tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt, cần hạn chế ăn vải.

Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”

Chia sẻ trên truyền thông, TS. Hồng Sơn cho hay trong một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng về tình cảm, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, mệt mỏi, do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải thiều.

 

2. Lưu ý khi ăn vải

Do vải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, do đó có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh này, hãy thận trọng khi ăn vải, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Gây dị ứng: Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt...

Empty
Ảnh minh họa

Gây nóng trong người: Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng...

Tiểu đường: Nhiều chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều vải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường do vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Những người này chỉ nên ăn ít hơn 6-7 quả vải mỗi lần.

 

Phẫu thuật: Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm