Ấu trùng trong rau sống nguy hiểm không kém tiết canh bẩn
Loạt công dụng 'thần kỳ' của bàn chải đánh răng cũ / Khoai tây mọc mầm sinh chất độc còn khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Mê ăn rau sống, rước bệnh vào thân
Cùng là nguồn lây nhiễm giun sán, nhưng sau hàng loạt cảnh báo, các món tiết canh, thịt cá chế biến sơ sài đã bị nhiều người tẩy chay thì thói quen ăn rau sống đúng cách vẫn còn bị nhiều người lơ là, xem thường. Sai lầm trong ăn uống món này dẫn tới hậu quả đáng sợ.
Sai lầm trong ăn uống rau sống có thể đem đến hiểm họa đối với sức khỏe con ngườiTheo tin tức đã đưa trên báo Sức khỏe gia đình, anh Nguyễn Thanh Hoàn 38 tuổi ở Q.Tân Bình, Tp.HCM là người đặc biệt thích ăn rau sống. Qua một thời gian, anh bỗng bị đầu đau như búa bổ, mặt thì phù, mắt thì từ mờ dần chuyển sang bị lồi mà không rõ nguyên nhân, chỉ đến khi được chụp khám mắt, anh mới được phát hiện đang bị ấu trùng sán lợn đóng kén ở mắt và nguồn lây bệnh được cho là do những đĩa rau xanh mướt mát trên mâm cơm của anh mỗi ngày.
Đối với rau nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng việc xét nghiệm và phát hiện rất khó khăn, đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ thuật cao, có nhiều thời gian mà không phải phòng thí nghiệm nào cũng làm được. Nếu chỉ rửa sạch rau hoặc nấu rau chưa chín thì nguy cơ bị nhiễm giun sán gây nên các bệnh như u gan, u não, động kinh, mù mắt, suy tim, sa trực tràng rất cao.
Số người bị bệnh do ăn rau sống tăng cao
Theo thống kê của khoa Khám bệnh của Viện Sốt rét Ký sinh trùng, trong nửa cuối năm 2014 đầu năm 2015, khoa thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân có triệu chứng chung đau hạ sườn phải (vùng gan), sốt, sụt cân, ậm ạch khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, đau thượng vị, sẩn ngứa, biểu hiện triệu chứng viêm đường mật, viêm gan thể u và có liên quan đến lịch sử ăn sống rau thuỷ sinh.
Rửa sạch, ăn rau chín là cách tránh sai lầm trong ăn uống gây bệnh nguy hiểm do sán trong rau gây raTiến sĩ Nguyễn Thu Hương - Viện Sốt Rét Ký sinh trùng Trung ương cho biết sán lá gan lớn gây bệnh chủ yếu ở các loài động vật ăn cỏ. Sán nhiễm vào người qua ăn rau mọc dưới nước có mang ấu trùng, khi vào người bệnh thể hiện ở giai đoạn thời kỳ đầu xâm nhập của ấu trùng, ấu trùng đi xuyên qua mô gan gây phản ứng mạnh ở cơ thể người và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, theo Infonet.
PGS. TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng bị nhiễm. Đó là do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt gồm nước bẩn từ chất bài tiết của con người, nước vệ sinh từ nhà bếp, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn…
Phương pháp sục ôzon, nano nghe qua có vẻ tân tiến, hiện đại nhưng hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học chứng minh là có khả năng diệt được khuẩn. Chính vì những lý do đó mà phương pháp “cổ truyền” ăn chín-uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất hiện nay mà mọi người có thể yên tâm áp dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?